Tại khóa họp thứ 73 Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào tháng 6/2019, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu bầu gần như tuyệt đối: 192/193 phiếu. Đây là lần thứ hai Việt Nam nhận được sự ủng hộ của các thành viên Đại hội đồng Liên hiệp quốc để đảm nhận trọng trách này (sau nhiệm kỳ 2008 - 2009).

Đồng thời, theo thứ tự, Việt Nam sẽ giữ ghế Chủ tịch Hội đồng bảo an trong một tháng, với nhiệm vụ chủ trì các cuộc họp của Hội đồng và có thể đứng ra đại diện với tư cách một cơ quan Liên hiệp quốc.

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam hoạt động tại Sudan - Ảnh: TTXVN

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam hoạt động tại Sudan - Ảnh: TTXVN

Một phần chính sách đối ngoại quan trọng của Việt Nam luôn tập trung vào vai trò tại Liên hiệp quốc, kể từ khi bắt đầu tham gia vào năm 1977, sau khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Việt Nam xem Liên hiệp quốc là cơ hội để nâng cao vị thế cũng như cách đạt được tiến bộ dựa trên các ưu tiên riêng của đất nước về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả gìn giữ hòa bình.

Những năm gần đây, Việt Nam đã liên tục phấn đấu và sau lần lỗi hẹn với chiếc ghế vào năm 2019 (khi Indonesia với các hiệu ứng cho chính sách đối ngoại rộng lớn hơn được chọn làm quốc gia đại diện châu Á), thực tế cho thấy vị trí của nước ta trong giai đoạn 2020 - 2021 đã chín muồi để chúng ta thể hiện vai trò đối với thế giới.

Về các ưu tiên riêng, trong chiến dịch tranh cử và những bình luận sau đó, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật nhất là ngăn ngừa xung đột, áp dụng ngoại giao phòng ngừa dựa trên kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam với chiến tranh và hòa bình, cũng như các sự kiện đương đại như tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (thứ hai từ phải sang) tặng hoa cho các sĩ quan hoàn thành nhiệm vụ tại Cộng hòa Trung Phi - Ảnh VNA

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (thứ hai từ phải sang) tặng hoa cho các sĩ quan hoàn thành nhiệm vụ tại Cộng hòa Trung Phi - Ảnh VNA

Việt Nam cũng quan tâm việc cải tiến cách thức làm việc của Hội đồng, tăng cường hợp tác giữa Hội đồng bảo an và các tổ chức khu vực; vấn đề nhân đạo, bảo vệ thường dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu; khắc phục hậu quả xung đột, bao gồm hiểm họa bom mìn; thực hiện hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc; đánh giá, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu tới hòa bình và an ninh.

Quan hệ giữa Việt Nam năm thành viên thường trực (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ) cũng như chín thành viên không thường trực còn lại của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc được đánh giá là hết sức thân thiện, dù vẫn còn một số bất đồng, vì những mối quan tâm khác nhau. Điều này tạo ra lợi thế về khả năng liên lạc cũng như tìm kiếm sự đồng thuận tập thể.

Trưởng phái đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung (bìa phải) cùng đại diện bốn nước thắng cử trong cuộc bầu cử thành viên Hội đồng bảo an LHQ tại New York ngày 7/6 - Ảnh: Xinhua

Trưởng phái đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung (bìa phải) cùng đại diện bốn nước thắng cử trong cuộc bầu cử thành viên Hội đồng bảo an LHQ tại New York ngày 7/6 - Ảnh: Xinhua

Bên cạnh mọi thuận lợi là những thách thức, theo ông Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hiệp quốc - nhiều nhân viên đã được lựa chọn, tái cấu trúc từ nhiệm vụ tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc để chuyển sang những lĩnh vực trọng tâm của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.

Bắt đầu từ tháng 10/2019, các quốc gia được bầu vào Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã tham gia tất cả các cuộc họp do Hội đồng tổ chức. Đây là cơ hội tuyệt vời để “diễn tập” sứ mệnh của Việt Nam, với các hoạt động và giao thức chính xác như khi ta chính thức đảm nhận một vị trí trong hội đồng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc họp vào ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội vào tháng 2/2019. - Ảnh: AFP Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc họp vào ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội vào tháng 2/2019. - Ảnh: AFP

Nhìn toàn cảnh, thời gian Việt Nam hoạt động tại UNSC chỉ là một phần của những gì được coi là một năm bận rộn cho chính sách đối ngoại của Việt Nam. Ngoài vai trò tại UNSC và các ưu tiên khác, Việt Nam cũng sẽ giữ chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.

Dù nhiều vấn đề nóng bỏng vẫn đang diễn ra tại khu vực Đông Nam Á, các mối quan tâm hiện tại, ở một mức độ nào đó, cũng tương tự như khi Việt Nam nắm giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Lúc đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thuộc chính quyền Obama đã lần đầu tuyên bố tự do hàng hải là một lợi ích quốc gia của Mỹ tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), thể hiện lập trường cứng rắn hơn của Mỹ về vấn đề Biển Đông trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại lễ khai mạc Ngày Vesak của LHQ lần thứ 16 năm 2019 tại Hà Nam - Ảnh: VNA

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại lễ khai mạc Ngày Vesak của LHQ lần thứ 16 năm 2019 tại Hà Nam - Ảnh: VNA

Qua 10 năm, trở lại với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường mối quan hệ với các cường quốc - bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Liên minh châu Âu. Môi trường khu vực và quốc tế cũng đang đối mặt với những căng thẳng và thách thức ngày càng tăng: sự quyết đoán của Trung Quốc và sự xâm nhập Biển Đông đã tăng lên rõ rệt; sự không chắc chắn về vai trò trong tương lai của Mỹ trong khu vực, dưới thời Tổng thống Donald Trump; chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ cũng đã tạo ra những phức tạp mới cho các quốc gia.

Việt Nam, ý thức rõ bối cảnh đầy thách thức này, nên khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận chiếc búa chủ tịch ASEAN từ Thái Lan tại buổi lễ ngày 4/11/2019, ông đã nhắc lại nhiệm vụ của Việt Nam về một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, bao gồm cả việc thúc đẩy sự ổn định; đề cao sự đoàn kết; tăng liên kết kinh tế và kết nối, làm sâu sắc thêm giá trị và bản sắc của các thành viên ASEAN; nâng cao hiệu quả của bộ máy ASEAN và thúc đẩy quan hệ đối tác của ASEAN trong cộng đồng toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ năm, từ phải sang) và các nhà lãnh đạo khác tại Hội nghị cấp cao ASEAN +3 lần thứ 22 tại Bangkok vào ngày 4/11/2019 (Ảnh: VNA) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ năm, từ phải sang) và các nhà lãnh đạo khác tại Hội nghị cấp cao ASEAN +3 lần thứ 22 tại Bangkok vào ngày 4/11/2019 (Ảnh: VNA)

Những nỗ lực thực chất đã đưa đến kết quả thực chất: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có thể được đưa ra trong năm 2020. Ngoài điểm nóng Biển Đông, các vấn đề khác như hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên cũng cần được quan tâm khi Việt Nam đồng thời giữ vai trò thành viên UNSC.

2020, với lợi thế từ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tình hình trong nước ổn định và các mối quan hệ quốc tế rộng rãi, đây là lúc nước ta khẳng định vị thế của mình, kết nối khu vực và tích cực góp tiếng nói, hành động vì hòa bình và sự phát triển bền vững của thế giới.

Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 thể hiện sự nhất quán trong việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra; thể hiện khát vọng của Việt Nam đóng góp cho hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hơn nữa các điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của đất nước ta.

Nhận thức rõ điều đó, chúng ta đã xác định chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 và “Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững” khi đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021”.

(Trích thông điệp của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào ngày 31/12/2019, nhân dịp Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021)

 

Năm 2020 được dự báo sẽ là một năm nhiều khó khăn, thách thức, với những biến động khó lường ở khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn và thách thức đó sẽ không thể ngăn cản chúng ta cùng hướng tới mục tiêu chung: Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, chính là yếu tố quan trọng để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn và thách thức, chung tay xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn cho cộng đồng và người dân khu vực”

(Trích thư chúc mừng năm mới 2020 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới lãnh đạo các nước ASEAN)

 

________________

Tấn Vĩ

Kỹ thuật: Minh Duy

Chia sẻ bài viết: