Mẹ đã biết về 'lỗ hổng vi chất dinh dưỡng' ở trẻ?

16/07/2025 - 13:14

 

Con ăn đủ 3 bữa/ngày với cơm - thịt - rau, mẹ có cần lo lắng thiếu vi chất?

  • A Không cần lo, như vậy đã đủ
  • B Vẫn nên lưu ý, khẩu phần dù đủ lượng vẫn có thể thiếu vi chất như vitamin D, canxi, kẽm, vitamin C...

    Bữa ăn có thể đủ năng lượng nhưng thiếu nhóm thực phẩm giàu vi chất như sữa, trứng, cá, rau củ quả… Tình trạng “no bụng nhưng thiếu chất” khá phổ biến. Ngoài ra, vi chất rất dễ hao hụt khi nấu/chế biến ở nhiệt độ cao hoặc bảo quản sai cách.

  • C Có thể thiếu, nhưng thêm rau vào là đủ rồi

Trẻ ít bệnh, ăn uống tốt, có nghĩa là không thiếu vi chất?

  • A Có thể đúng, vì không có dấu hiệu rõ ràng.
  • B Không hẳn, vì thiếu vi chất thường biểu hiện âm thầm, khó nhận biết

    Trẻ cáu gắt, dễ mệt, kém tập trung… có thể là dấu hiệu thiếu vi chất như sắt, kẽm, vitamin nhóm B. Thiếu vi chất không gây bệnh ngay, nhưng âm thầm ảnh hưởng đến miễn dịch, trí tuệ và chiều cao, khi nhận ra thì thường đã muộn để bù đắp.

  • C Con tăng cân đều chắc chắn đủ chất

 

Mẹ nấu kỹ đồ ăn giúp giữ dinh dưỡng và an toàn cho trẻ?

  • A Đúng, vì đồ ăn chín kỹ giúp đảm bảo an toàn và giữ lại dưỡng chất.
  • B Không hẳn, vì nấu/chế biến quá cầu kỳ, hâm thức ăn ở nhiệt độ cao nhiều lần, có thể làm hao hụt nhiều loại vi chất quan trọng.

    Nhiều vi chất như vitamin C, vitamin nhóm B… rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao hoặc khi nấu đi nấu lại nhiều lần. Thói quen “luộc kỹ, xào kỹ” để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể khiến bữa ăn của trẻ mất đi lượng lớn vi chất cần thiết, dù nhìn qua vẫn rất đủ đầy.

  • C Chỉ cần nấu chín kỹ là đủ, không cần lo lắng vi chất có mất đi hay không

 

Vi chất quan trọng nhất ở giai đoạn dưới 6 tuổi?

  • A Giai đoạn nào cũng quan trọng, đặc biệt là tiền dậy thì.

    Giai đoạn 6–12 tuổi được xem là 'cửa sổ vàng' cho sự phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện. Nếu thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn này, trẻ có thể bỏ lỡ những cơ hội quan trọng để phát triển tối ưu. Khảo sát SEANUTS II tại Việt Nam cho thấy trẻ trong độ tuổi này có nguy cơ thiếu hụt các vi chất thiết yếu như canxi, vitamin D và vitamin C do khẩu phần ăn chưa đa dạng và cân đối.

  • B Đúng, giai đoạn 0-6 tuổi là nền tảng.
  • C Chỉ cần bổ sung vi chất khi con bị ốm hoặc biếng ăn thôi

 

Uống sữa mỗi ngày có thể khiến con tăng cân, béo phì?

  • A Có thể đúng nếu uống quá nhiều, không kiểm soát năng lượng
  • B Không đúng nếu chọn sữa phù hợp và uống đúng lượng

    Sữa tươi tăng cường vi chất là giải pháp hiệu quả giúp lấp phần thiếu hụt trong khẩu phần ăn, nhất là khi trẻ biếng ăn hoặc ít ăn rau, cá, trái cây. Mỗi ngày, mẹ có thể cho con uống 1–2 hộp sữa để bổ sung canxi, vitamin D, C và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

  • C Chỉ cần cho trẻ uống sữa khi biếng ăn hoặc nhẹ cân

Theo khảo sát SEANUTS II, 95% trẻ thiếu vitamin D, 81% thiếu canxi, 69% thiếu vitamin C... trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Cha mẹ có thể tham khảo 5 mẹo nhỏ để “lấp đầy lỗ hổng vi chất dinh dưỡng” cho con: Đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết con nạp bao nhiêu vi chất mỗi ngày; ưu tiên thực phẩm giàu vi chất như trứng, sữa, cá, rau xanh đậm; bổ sung 1-2 hộp sữa tươi mỗi ngày; quan sát dấu hiệu thiếu vi chất như xanh xao, ngủ không ngon, kém tập trung…; tham vấn chuyên gia dinh dưỡng nếu nghi ngờ con thiếu vi chất.

Sữa Dutch Lady mới với công thức cải tiến, dinh dưỡng hơn. Sản phẩm được phát triển dựa trên khoa học dành riêng cho trẻ em Việt Nam, với đạm, canxi và vitamin D cho cơ thể khỏe mạnh, vitamin C hỗ trợ đề kháng tốt. Với sữa Dutch Lady mỗi sáng, mẹ tin rằng con luôn khỏe mạnh để tự tin học hỏi và lớn khôn mỗi ngày.

Báo Phụ Nữ TPHCM
KẾT QUẢ CỦA BẠN
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn
Chia sẻ bài viết: