VKS nói VietinBank không cử Như đi giao dịch nên không bồi thường

21/01/2014 - 22:08

PNO - PNO - "Vietinbank phải chịu trách nhiệm khi cử nhân viên của mình đi giao dịch, nhưng VietinBank không cử Như đi, không phải lỗi của VietinBank nên VietinBank không phải bồi thường" - đại diện Viện KSND TP.HCM lập luận như vậy trong phiên xử...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Chiều 21/1, sau khi các luật sư bảo vệ cho các bị cáo tranh luận lại quan điểm của đại diện Viện KSND TP.HCM, xét theo yêu cầu của 4 vị luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội là LS Trương Thanh Đức, LS Vũ Viết Vạn Xuân, LS Trần Minh Hải và LS Nguyễn Huy Thiệp, HĐXX đã cho đại diện công tố tại tòa nêu quan điểm với phần tranh luận của 4 vị luật sư nêu trên trước, để các vị luật sư này có thời gian sắp xếp quay về Hà Nội.

VKS noi VietinBank khong cu Nhu di giao dich nen khong boi thuong

Bị cáo Như sau phiên xử chiều 21/1.

Đại diện Viện KSND TP.HCM cho rằng trách nhiệm của nhân viên tín dụng phải kiểm tra tài liệu, chứng từ nhằm đảm bảo cho việc thu hồi nợ nhưng Huỳnh Hữu Danh không kiểm tra tính hợp pháp của sổ tiết kiệm, không thông báo phong tỏa. Với hành vi làm trái quy trình như thế, Như mới có cơ hội chiếm đoạt của VIBank 180 tỉ đồng.

Hầu hết trong 10 bị cáo vi phạm cho vay đều bị Như lừa dối, tin tưởng dẫn đến hậu quả bị Như chiếm đoạt tiền.
Công ty chứng khoán Phương Đông khi bị Như chuyển khoản trái phép thì lại ký khống lệnh chi để hợp thức hóa cho việc chuyển tiền trái phép của Như mà không liên lạc khiếu nại VietinBank.

VietinBank có lỗi không kiểm soát hoạt động của mình chặt chẽ nhưng lỗi lớn nhất vẫn thuộc về Phương Đông.

Cũng như Phương Đông, Công ty An Lộc cũng chuyển tiền khi chưa ký hợp đồng. Bị cáo Như thuê người làm con dấu giả để chuyển tiền đi từ tài khoản của công ty này. Như nhắm vào chiếm đoạt tài sản của An Lộc ngay từ đầu. An Lộc có sai phạm là bỏ lãi suất ngoài hợp đồng. Chủ tài khoản phải báo kịp thời nếu số dư trên tài khoản biến động bất thường. Nếu An Lộc đến trực tiếp VietinBank ký hợp đồng thì đã ngăn chặn được hậu quả. Trong giao dịch bất hợp pháp này VietinBank không có trách nhiệm.

Đối đáp lại luật sư Trương Thanh Đức (bảo vệ cho NaviBank), đại diện VKS cho rằng NaviBank không gặp trực tiếp người có trách nhiệm, giao kết với Như ngoài trụ sở, phó thác cho Như toàn quyền. Các luật sư bỏ qua lỗi của chính thân chủ của mình. Các luật sư lấy quan hệ tín dụng bình thường áp đặt vào các quan hệ không bình thường. Các khách hàng có thể giao dịch tại nhà, nếu sử dụng thì chủ sở hữu phải kiểm tra tính “có căn cứ” của dịch vụ mình sử dụng và người giao dịch phải có tư cách pháp lý. Chẳng hạn, Như phải có giấy giới thiệu, ủy quyền. NaviBank đã phó thác tài sản của mình cho Như, người không đủ điều kiện. Nếu NaviBank kiểm tra tại VietinBank thì hậu quả đã không xảy ra.

Còn đối với vấn đề tranh cãi “thật và giả trong các hợp đồng”, VKS nói "thật với ACB vì ACB tin vào Như. Còn giả với VietinBank vì VietinBank không cử Như đi giao dịch, không có chính sách trả tiền ngoài hợp đồng. Người gửi tiền phải quản lý sổ tiết kiệm nhưng NaviBank không quản lý, dẫn đến bị Như rút tiền”.

"Vietinbank phải chịu trách nhiệm khi cử nhân viên của mình đi giao dịch, nhưng VietinBank không cử Như đi, không phải lỗi của VietinBank nên VietinBank không phải bồi thường" - đại diện Viện KSND TP.HCM lập luận.

Ngày mai (22/1), phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận của Viện KSND TP.HCM đối với quan điểm bảo vệ thân chủ của các luật sư.

Phan Hồng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI