Vang vọng một thời

03/09/2014 - 14:33

PNO - PNO - 50 ca khúc nổi tiếng của Phạm Duy, được chính tác giả chia sẻ, thổ lộ trong tập sách Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức).

edf40wrjww2tblPage:Content

Qua đó, người yêu nhạc biết thêm những thông tin chi tiết lý thú như như bản nhạc đó được sáng tác với cảm hứng từ đâu, viết tại đâu, vào năm nào, tự xuất bản hay ai phát hành, đã có những bài viết phê bình của những ai? v.v…

Vang vong mot thoi

Về hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh, ông kể: “Năm 1948, từ Quảng Bình, tôi tới làng Gio Linh ở Quảng Trị. Gặp một bà mẹ có người con đi dân quân bị giặc bắt và bị giặc chặt đầu treo giữa chợ. Không ai dám lấy cái đầu anh dân quân xuống để đem đi chôn. Bà mẹ lẳng lặng lấy đầu con, bỏ vào khăn gói mang về. Tôi kể câu chuyện đó qua một bài dân ca với kết luận: khi hy sinh người con độc nhất cho kháng chiến, bà sẽ có hàng trăm người con nuôi là những người đi bộ đội”. Phạm Duy khẳng định: “Bài này nói tới bi hùng chứ không phải nói tới bi lụy”.

Với ca khúc Nắng chiều rực rỡ, Phạm Duy tâm sự: “Vào lúc gần hết một thế kỷ, nghĩa là gấn hết đời mình, tôi vẫn thấy được cái khía cạnh tươi đẹp của cuộc đời ngay cả buổi hoàng hôn”. Từ đó, ông ước nguyện “những người yêu nhau sẽ được gần gũi bền lâu chẳng vì đời đã về chiều”: "Thế kỷ này đang trong nắng ban chiều/ Cho lòng người bâng khuâng nhớ nhau/ Trước cửa vào trăm năm rất xa vời/ Trong chiều đời, yêu nhau rất lâu”...

Lâu nay, giới nghiên cứu âm nhạc vẫn đánh giá Phạm Duy là một trong số những người tài hoa chắp cánh cho thơ bằng giai điệu.

Chẳng hạn, ca khúc Đà Lạt trăng mờ, Phạm Duy đã thể hiện hòa âm rất khéo nhằm tả cảm giác bâng khuâng từ thơ Hàn Mặc Tử. Tiếng nhạc vút lên niềm u uẩn vang ngân rồi hiện rõ giọng rền như tiếng chuông gọi hồn u uất, như nỗi đơn côi của người nghệ sĩ: “Trời sao đắm đuối trong sương nhạt  / Như đón từ xa một giấc mơ”... Ông còn cho biết đã phổ nhạc bài thơ Ngậm ngùi của Huy Cận vào năm 1961, nhằm “xưng tụng một cái đẹp sắp sửa mất, đang mất hay sẽ mất, với lời thơ êm ả, bùi ngùi, thương tiếc, với nhạc điệu ôm ấp, vỗ về, an ủi”.

Về ca khúc này, ta còn được đọc thêm bài phân tích của nhà nghiên cứu Phạm Quang Tuấn cách xử lý giữa nhạc của Phạm Duy“ như: "Nguyên đoạn đầu, mỗi câu kết thúc bằng một chủ âm (huyền = Do thấp, ngang = Do cao): Nắng chia nửa bãi chiều rồi (Do thấp) / Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu (Do thấp) / Sợi buồn con nhện giăng mau (Do cao) / Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây (Do cao). Nhịp cũng đều đều giữ nguyên tính cách ru ngủ của thơ lục bát, không thêm bớt vần nào. Vì chung thủy với thơ như vậy, nên hát lên nghe gần như đọc thơ - đọc chứ không phải là ngâm, vì khi ngâm người ta ngân nga ra thành những âm điệu phức tạp hơn. Có lẽ nhạc bài Ngậm ngùi vô cùng ăn khách ở cái lục bát tính đó”…

Với tuyển tập Vang vọng một thời, người yêu nhạc có dịp tìm hiểu sâu hơn các ca khúc của Phạm Duy.

N.H
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI