Trang phục truyền thống: Tính thẩm mỹ phải đặt lên đầu!

24/11/2018 - 06:00

PNO - Bánh mì là một nét văn hoá ẩm thực của Việt nam, điều ấy không có gì để bàn cãi. Quảng bá văn hoá truyền thống ra thế giới, điều ấy rất đáng trân trọng. Nhưng, không phải cứ bày ra nghĩa là quảng bá, là văn hoá.

Ngày 21/11, tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam công bố trang phục truyền thống của H’Hen Niê để đến với Hoa hậu Hoàn vũ 2018, tổ chức tại Thái Lan vào tháng 12 tới đây. Vượt qua hàng trăm mẫu phác thảo, thiết kế Bánh mì của Phạm Phước Điền chính thức được lựa chọn. 

Từ lâu, bánh mì được xem là ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Đưa bánh mì lên một sân chơi được hàng triệu khán giả toàn cầu theo dõi, cũng là một cách quảng bá văn hoá Việt. Tuy nhiên, làm thế nào để vừa có thể quảng bá văn hoá truyền thống, vừa đảm bảo tính mỹ thuật (để văn hoá truyền thống được quảng bá một cách hữu hiệu nhất), lại là một chuyện không dễ. 

Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Trang phục truyền thống của H'Hen Niê tại Hoa hậu Hoàn vũ 2018

Trong 2 năm gần đây, trang phục truyền thống được người đẹp Việt mang tham gia các cuộc thi nhan sắc quốc tế ngày càng có sự thay đổi rõ nét. Chúng không còn là áo dài, áo tứ thân nón quai thao, áo yếm truyền thống như nhiều năm về trước mà được biến đổi với nhiều ý tưởng mới lạ như: Nàng mây của Lệ Hằng tại Hoa hậu Hoàn vũ 2016, Hồn Việt của Nguyễn Thị Loan tại Hoa hậu Hoàn vũ 2017, Sen vàng của Dương Nguyễn Khả Trang tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2016... 

Sự thay đổi này có nhiều nguyên nhân. Áo dài, áo yếm, áo tứ thân sau nhiều năm xuất hiện không còn mới mẻ. Chúng hầu như chỉ thay đổi được hoạ tiết và một số phần cơ bản. 

Trong khi đó, những trang phục đoạt giải ở phần thi trang phục truyền thống tại các cuộc thi nhan sắc lại được biến hoá muôn hình vạn trạng như: mô hình xe Tuk Tuk của đại diện Thái Lan tại Hoa hậu Hoàn vũ 2015, mô hình múa rối của đại diện Myanmar tại Hoa hậu Hoàn vũ 2016, mô hình các công trình kiến trúc cổ của đại diện Indonesia tại Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2017… 

Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Trang phục truyền thống của Nguyễn Thị Loan tại Hoa hậu Hoàn vũ 2017

Trong 3 thiết kế được chọn ra để từ đó chọn một thiết kế khoát lên mình H’Hen Niê, thiết kế Ngũ hổ lấy ý tưởng từ tranh dân gian Hàng Trống và nghệ thuật hát bội được khán giả bình chọn nhiều nhất. Mẫu thiết kế bắt mắt bởi nhiều màu sắc nổi bật và thể hiện được 2 giá trị văn hoá nổi bật.

Trong khi đó, thiết kế Phố cổ cũng tạo ấn tượng với chiếc áo dài màu đen được xử lý hoạ tiết tỉ mỉ kết hợp hình ảnh phố cổ Hội An được thu nhỏ với chùa Cầu, phố lồng đèn. Một bộ phận khán giả cho rằng so với Bánh mì, một trong hai thiết kế này nên được lựa chọn để H’Hen Niê mang đến Hoa hậu Hoàn vũ năm nay, bởi đáp ứng được tính thẩm mỹ ấy. 

Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Thiết kế Phố cổ
Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Thiết kế đoạt giải trang phục truyền thống đẹp nhất tại Hoa hậu Hoàn vũ 2015 của đại diện Thái Lan, lấy ý tưởng từ xe Tuk Tuk
Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Thiết kế đoạt giải trang phục truyền thống đẹp nhất tại Hoa hậu Hoàn vũ 2016 của đại diện Myanmar, được cách tân từ nghệ thuật múa rối

Những thiết kế trên chỉ mang một phần nhỏ về yếu tố truyền thống của trang phục hoặc được phá cách hoàn toàn. Vì thế, việc thay đổi ý tưởng để trang phục truyền thống trở nên mới lạ, hợp với tiêu chí sân chơi được xem là lẽ đương nhiên.

Năm 2016, Dương Nguyễn Khả Trang mang đến Hoa hậu Siêu quốc gia bộ trang phục Sen vàng, nặng đến 45 kg, được phá cách hoàn toàn, chỉ giữ lại những hoạ tiết, hoa văn cổ điển. Thiết kế gây ra những tranh cãi trong nước nhưng bất ngờ nhận giải trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi năm đó. Gần đây nhất, Phương Khánh cũng đạt HCV phần thi trang phục truyền thống tại Hoa hậu Trái đất với mẫu thiết kế mang tên Nữ thần mặt trời mang diện mạo hiện đại.

Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Mẫu trang phục đoạt giải của Phương Khánh

Riêng về thiết kế bánh mì năm nay dành cho H’Hen Niê, ý tưởng đáp ứng được tiêu chí mới lạ. Tuy nhiên, ở khía cạnh thẩm mỹ, trang phục này cho thấy sự vụng về và yếu tố "bánh mì" được đưa vào khá khiêng cưỡng, loè loẹt. Chiếc nón lá hay phần cổ áo dài được giữ lại để quy vào giá trị truyền thống, nhưng như một sự tạm bợ.

Trong khi đó, phần váy cúp ngực lại có thể thấy nhan nhản ở trang phục của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mẫu thiết kế đang ở lưng chừng, không thể hiện rõ được nét bình dị đặc trưng của bánh mì đường phố cũng chưa thực sự trọn vẹn về khía cạnh đặt để yếu tố truyền thống cho tinh tế. 

Từ khi còn là mẫu phác thảo, Bánh mì cũng vướng không ít tranh cãi khi bị cho có cấu trúc giống với một mẫu thiết kế lấy ý tưởng từ món tôm yum của thí sinh Hoa hậu Hoà bình Thái Lan 2018. Nhưng so về cách thể hiện thì thiết kế bánh mì chưa thực sự tinh tế bằng.

Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Thiết kế Nàng mây dành cho Lệ Hằng năm 2016 tại Hoa hậu Hoàn vũ tinh tế, hài hoà

Jose Mari Basilio Pamintuan (Joji), chuyên gia người Philippines, chuyên đảm nhận việc tạo dựng bối cảnh, thiết kế trang phục trong nhiều phim điện ảnh cho rằng 6 mẫu trang phục truyền thống được chuẩn bị để H’Hen Niê dự thi Hoa hậu Hoàn vũ không tinh tế. “Hình ảnh bánh mì, lồng đèn trong trang phục truyền thống không thể hiện được văn hóa của Việt Nam một cách tốt nhất. Đó là phô bày mọi thứ ra nhưng lại thiếu đi sự tinh tế, điều rất cần với thời trang. Nếu muốn thực hiện những trang phục gây ấn tượng thì Thái Lan là một quốc gia có những thiết kế tốt, tinh tế”, Joji chia sẻ.

NTK Việt Hùng cho rằng sự thay đổi của trang phục truyền thống vài năm trở lại đây ở các cuộc thi quốc tế là xu hướng tất yếu. Bản thân anh cũng ủng hộ tư duy sáng tạo của người trẻ. Nhưng NTK cho rằng họ vẫn đang thiếu đi chiều sâu, sự trải nghiệm nhất định để làm mọi thứ tinh tế hơn.

“Tôi xem mẫu thiết kế Bánh mì này từ phác thảo đến hoàn thiện hôm nay. Nếu thiết kế này được quy vào phần thi trang phục ấn tượng, tôi ủng hộ vô cùng, vì thể hiện được một nét văn hoá ẩm thực rất riêng của người Việt. Tuy nhiên, nếu đã là trang phục truyền thống thì chúng ta cần "bay", sáng tạo trong không gian truyền thống, và chúng có những giới hạn nhất định. Một chút cái cổ áo dài, một chiếc nón lá mà để gọi truyền thống thì tội văn hoá Việt Nam mình quá, đặc biệt với những ai yêu, nghiên cứu kỹ về văn hoá”.

Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Mẫu trang phục truyền thống lấy ý tưởng từ món tom yum của một thí sinh Hoa hậu Hoà bình Thái Lan 2018
Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Đại diện Malaysia tại Hoa hậu Hoàn vũ 2017 diện thiết kế trang phục truyền thống lấy ý tưởng từ một món ăn nổi tiếng ở quê hương

Trong bối cảnh các sân chơi nhan sắc có luật riêng, cách đánh giá riêng về trang phục truyền thống, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, nhập cuộc như thế nào lại là chuyện khác. "Phăng" bậy, không chỉ mang đến sân chơi quốc tế một trang phục xấu mà còn mang một thông điệp sai lệch về bánh mì Việt Nam. 

Năm 2016, mẫu thiết kế Nàng mây dành cho Lệ Hằng đã làm tốt được cả hai mặt truyền thống và hiện đại trong cùng một trang phục. Trang phục mang màu sắc quyến rũ, cá tính hơn với bodysuit bên trong nhưng vẫn giữ lại được phần thân, cổ, áo dài, hoạ tiết lúa, mây tre đan đặc trưng của một quốc gia có nguồn gốc từ nông nghiệp.

Điều đó đã không được nhìn thấy ở thiết kế Bánh mì!

Trang phuc truyen thong: Tinh tham my phai dat len dau!
Đại diện Mỹ mang trang phục truyền thống lấy ý tưởng từ hạt nhân, nguyên tử

Về góc độ cá nhân,  NTK Sĩ Hoàng lại khá ủng hộ thiết kế Bánh mì dành cho H’Hen Niê. Anh cho rằng đây là ý tưởng sáng tạo tốt, mới lạ, đáp ứng được yêu cầu của sân chơi quốc tế. 

NTK chia sẻ: “Mỗi hoa hậu trong phần thi này chỉ có khoảng 30 giây đến 1 phút để xuất hiện trước giám khảo, khán giả. Vì thế, tiêu chí đầu tiên phải là sự bắt mắt, độc đáo, khiến người xem phải trầm trồ trước đã. Xu thế cách tân trang phục truyền thống tại các cuộc thi nhan sắc là hiển nhiên. Chúng ta không thể dùng tư duy của một người tiêu dùng thời trang để áp vào các cuộc thi nhan sắc được. Ở đây, không có chuyện đúng, sai, nên hay không nên, được hay không được. 

Các cuộc thi đều có luật riêng, và chúng ta cần thuận theo đó để chơi. Tuỳ vào đối tượng tiếp nhận mà chúng ta sẽ có sự sáng tạo cho phù hợp. Quan trọng nhất, sự sáng tạo đó phải được đặt đúng bối cảnh, hợp lý về thời điểm”.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI