Thẩm định sách: Gồng mình biên tập, kiểm duyệt

30/03/2018 - 12:51

PNO - So với hội đồng duyệt phim của Cục Điện ảnh, công tác kiểm duyệt sách in của Cục Xuất bản nặng hơn nhiều.

Ngành xuất bản cũng từng lao đao xử lý nhiều vụ sách liên quan đến yếu tố “Trung Quốc”. Điển hình là các tựa: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ, Bé làm quen với chữ cái, Tập sách tiếng Hoa dành cho trẻ em tập 1, Tiếng Việt lớp Một - tập 2… Sai phạm gồm để lọt ảnh minh họa trường học cắm cờ Trung Quốc, bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa, có hình đường lưỡi bò… 

Gần đây nhất, cuốn có nội dung sai sự thật về chủ quyền Việt Nam.

Tham dinh sach: Gong minh bien tap, kiem duyet

Đầu sách bị thu hồi tiêu hủy, hoặc đình bản chỉnh sửa thời gian qua

Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong năm 2017, cục đã xử lý 155 xuất bản phẩm vi phạm. Số lượng xuất bản phẩm vi phạm liên tục tăng. Nhiều đầu sách bị thu hồi, đình bản, tiêu hủy. Các công ty liên kết lẫn nhà xuất bản (NXB) uy tín cũng để lọt lưới sách sai phạm, biên tập cẩu thả (chỉ riêng NXB Hội Nhà văn, trong ba năm, đã bị “tuýt còi” đến 70 trường hợp).

 Bài 1: Hội đồng thẩm định phim, anh là ai!?

 Bài 2: Hội đồng thẩm định ca nhạc ế việc

Vấn đề nhân lực trong ngành xuất bản luôn gây đau đầu, nhất là đội ngũ biên tập viên có nghề, “có bản lĩnh chính trị và nghiệp vụ chuyên môn”. Ngành xuất bản không có những hội đồng thẩm định như các lĩnh vực giải trí khác. Mọi trách nhiệm thuộc về biên tập viên của các NXB, công ty liên kết và những người “gác cửa” là lực lượng hậu kiểm của Cục Xuất bản. Nhưng, số lượng người chịu trách nhiệm kiểm duyệt sách lưu chiểu lại chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi số lượng sách xuất bản hàng năm lên đến hàng chục ngàn bản.

So với hội đồng duyệt phim của Cục Điện ảnh, công tác kiểm duyệt sách in của Cục Xuất bản nặng hơn nhiều. Một đại diện của cục từng thừa nhận: việc thẩm định hết các đầu sách nộp lưu chiểu là bất khả thi. Đó cũng là lý do nhiều trường hợp sách bị đình bản, sửa chữa hoặc thu hồi là nhờ sự phát hiện, lên tiếng của bạn đọc.

Tham dinh sach: Gong minh bien tap, kiem duyet
Một cơn gió bụi bị thu hồi vì có nhiều chi tiết sai với sự thật lịch sử

Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản - In và Phát hành nhìn nhận, phần lớn sách có sai phạm, làm cẩu thả đều thuộc về các đơn vị làm sách liên kết (NXB chỉ đóng vai trò cấp phép). Điều này cũng thể hiện sự lúng túng của đội ngũ biên tập viên các NXB trong việc xử lý những tựa sách có nội dung nhạy cảm, chính trị, lịch sử, tôn giáo…

Câu hỏi vẫn chưa có lời đáp trong ngành xuất bản: thu hút nguồn nhân lực chất lượng bằng cách nào trong tình hình kinh doanh khó khăn, thậm chí nhiều NXB sống ngoi ngóp nhờ bán giấy phép. 

Bà Đinh Thị Thanh Thủy - Giám đốc NXB Tổng hợp TP.HCM: 

Sơ sót là không thể tránh khỏi 

Khả năng xảy ra sơ suất, sai sót trong khâu biên tập là không tránh khỏi, đặc biệt trong các nội dung liên quan đến địa lý, địa danh, thường thức và cả kiến thức chuyên sâu.

Ví dụ, chúng tôi khá lúng túng khi đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ thế giới, bản đồ khu vực với tỷ lệ quá nhỏ. Nếu ở góc độ khoa học thì thiếu tính khoa học, nhưng với nhận thức chính trị thì phải tìm cách “khẳng định”. Ngay cả tên gọi các vùng biển, các đảo theo dòng lịch sử, theo địa danh hành chính… chúng tôi cũng lúng túng thế nào là đúng, là sai, là nên, không nên.

Tiểu Quyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI