Sơn Tùng M-TP và chuyện “đạo nhái” trong nhạc Việt

04/06/2014 - 12:40

PNO - PNO - Trước “bão” dư luận về vấn đề đạo nhái trong một loạt nhạc phẩm, Sơn Tùng M-TP vừa lên tiếng thừa nhận có “mượn” beat nhạc nước ngoài.

edf40wrjww2tblPage:Content

Son Tung M-TP va chuyen “dao nhai” trong nhac VietSau một thời gian tung hê Sơn Tùng M-TP như một ngôi sao sáng mới của làng nhạc Việt, bỗng dưng, cư dân mạng lại được dịp “dậy sóng” - “dìm” cho tơi tả chàng ca sĩ trẻ khi chỉ ra đích danh một loạt ca khúc bị cho là “đạo nhái” của anh.

Trong đó, bài hát đình đám, có số lượt nghe “khủng” vừa vượt ngưỡng 25 triệu trên YouTube Em của ngày hôm qua được cho là giống với Every night (nhóm EXID), Cơn mưa ngang qua có nhạc beat từa tựa Sarangi Mareul Deutjianha (Namolla Family), Nắng ấm xa dần được cho là lấy beat của Monologue (As One ft. Young Sky - One Way), Anh muốn tin giống Loveless (Yamashita Tomohisa, Ren Nuest).

Xung quanh chuyện lùm xùm đạo nhạc trong ca khúc mới Em đừng đi, Sơn Tùng M-TP đã chia sẻ: “Tôi sáng tác ca khúc Em đừng đi khi còn đang hoạt động trong giới underground. Hồi đó tôi mới học lớp 11 - 12 và hoàn toàn chưa biết gì về showbiz. Lúc viết ca khúc Em đừng đi, tôi đã sử dụng phần giai điệu có sẵn từ những beat miễn phí trên mạng. Dù sao, việc này cũng trôi qua từ rất lâu rồi, tôi không muốn khơi gợi những chuyện cũ để lôi ra làm đề tài bàn tán trên mạng. Tôi mong khán giả hiểu được điều này”.

Trước đó, đã có lần M-TP tự nhận, xuất phát điểm của anh là từ giới underground và muốn làm những gì mình yêu thích, đồng thời có học hỏi và kế thừa từ âm nhạc quốc tế, đặc biệt là Kpop và coi chuyện sử dụng lại beat nhạc trong ca khúc của mình là hết sức bình thường.

Có thể nói, đối với những người yêu thích nhạc châu Á và để ý một chút thì không khó để nhận ra hầu hết những sáng tác của Sơn Tùng M-TP đều lấy instrumental (phần nhạc) của các bài hát Hàn - Nhật để làm cảm hứng. Và bản chất con đường âm nhạc của M-TP là đi lên từ nhạc nền của những bài hát khác.

Nhiều người cho rằng, việc này là hết sức bình thường trên thế giới, đặc biệt trong giới underground. Nhưng không ít người phản biện, một khi nhạc nền (underground) trở thành nhạc chính (mainstream hay overground) thì lại là chuyện khác. Việc “vay mượn” gần như hoàn toàn này cần phải bị lên án, bởi: “Cái trò trẻ con viết giai điệu dựa trên nền nhạc có sẵn thì gần như ai cũng làm được”.

Kể đến một bài hát cực kỳ nổi trong giới trẻ thời gian trước - Anh không đòi quà - cũng bị cho là “mượn từ đầu đến đuôi” từ beat nhạc cho đến ý tưởng MV. Nhưng dường như người nghe chẳng còn quan tâm đến những yếu tố xung quanh đó nữa.

Do khán giả Việt dễ tính hay bài xào lại thì dễ nghe, dễ hiểu hơn nên chấp nhận!?

Từ lúc nào, vay mượn ý tưởng trong nghệ thuật lại trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” với nghệ sĩ Việt. Dư luận “ném đá” chán thì thôi, ca sĩ nổi vẫn cứ nổi, mà không còn bị bài trừ hoặc xa lánh.

Cứ tung hê, khen ngợi rồi lại lên án, đả kích... khán giả Việt Nam cứ thế quay cuồng với chính âm nhạc nước nhà. Giống như chuyện đạo nhạc của Sơn Tùng M-TP, nếu không vì câu “lỡ khen” của diva Mỹ Linh trong Gương mặt thân quen rằng: “Hoài Lâm hát live còn hay hơn cả bản gốc” thì chắc có lẽ, dư luận không “dậy sóng” để bàn về chuyện tài năng thực sự giữa hai nam ca sĩ.

Dù thế nào cũng không thể phủ nhận, Vpop đang ngày càng mất điểm trong mắt khán giả khi mà những cụm từ không đẹp “đạo, nhái, vay, mượn, xào, dùng chùa” vẫn cứ nhan nhản xuất hiện mỗi ngày trong làng nhạc.

AN NHÀN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI