Sách việt ra thế giới - đường xa vạn dặm

25/03/2018 - 11:25

PNO - Để sách Việt ra thế giới vẫn còn là viễn cảnh xa xăm.

Hội sách TP.HCM, qua 10 lần tổ chức, đã trở thành một điểm hẹn văn hóa, không gian tôn vinh văn hóa đọc, giới thiệu được giá trị, bản sắc của từng đơn vị làm sách. Nhưng mọi thứ vẫn còn quẩn quanh trong khuôn khổ “ao làng”. Để sách Việt ra thế giới vẫn còn là viễn cảnh xa xăm.

Sách viẹt ra thé giói - duòng xa  van dạm

Bà Claudia Kaiser - Phó chủ tịch Hội chợ sách quốc tế Frankfurt: “Xu hướng xuất bản thế giới năm 2018 là chú trọng khai thác sách cho trẻ em”

Cơn sốt mang tên "Origin"?

Đứng đầu top 10 tác phẩm bán chạy tại hội sách, tính đến thời điểm này, là cuốn Nguồn cội (Origin, Dan Brown) với gần 1.000 bản đã được bán. Nếu so với 140.000 bản được bán hết trong những ngày đầu quyển sách ra mắt tại Anh, thì đây là con số rất khiêm tốn. Nhưng qua đó, có thể thấy sức hút của Dan Brown tại thị trường Việt Nam.

Nguồn cội bị đánh giá là không có sáng tạo, vẫn theo kiểu viết của Mật mã Da Vinci, Thiên thần ác quỷ, Hỏa ngục và Biểu tượng thất truyền. Dẫu vậy, tác phẩm chứa một kho tri thức về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, thi ca, trí tuệ nhân tạo… Nghệ thuật dẫn dắt và khả năng chinh phục độc giả của Dan Brown thể hiện qua cách ông tái hiện trên trang viết những bối cảnh, những tầng văn hóa, chiều sâu văn minh, vấn đề tồn vong của loài người…

Điều hết sức bất ngờ: đứng đầu danh sách bestseller tại hội sách không phải là những cuốn sách mới được dự kiến gây “sốt”, mà là những tựa sách in đã lâu: Đắc nhân tâm (Dale Carnegie), Nhà giả kim (Paulo Coelho). Còn lại là những đầu sách bán được vài trăm quyển: Lớp học mật ngữ (nhóm BRO), Chuyện về những người cô đơn (Hạ Vũ), Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ (Trác Nhã, nhà xuất bản Văn học), combo hai tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Ngày xưa có một 
chuyện tình

Sách Việt vẫn trong "ao làng"

Bà Claudia Kaiser - Phó chủ tịch Hội chợ sách quốc tế Frankfurt - cho biết: “Mỗi quốc gia, muốn được chọn làm khách mời danh dự, cần phải có kế hoạch chi tiết gửi ban tổ chức Hội chợ sách Frankfurt: đầu tư thế nào, quảng bá sách, các hoạt động văn hóa ra sao… Cần ít nhất 5 triệu USD để có thể thực hiện dự án và điều này cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước”. Năm 2015, Indonesia được làm khách mời danh dự. Năm 2016 là Pháp. Kinh phí đầu tư gian hàng, tổ chức hoạt động của hai nước này tại hội chợ sách lớn nhất thế giới không dưới 20 triệu USD. 

Sách viẹt ra thé giói - duòng xa  van dạm
 

“Hội chợ sách Frankfurt không chỉ bày bán sách. Mỗi đơn vị từ các quốc gia đều tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch… Khách tham quan, giao dịch không chỉ tìm hiểu về sách, mà còn nhìn thấy cả nét văn hóa của từng nước. Việt Nam chỉ mới dừng ở việc bày gian hàng, trưng bày sách, chụp hình, rồi… về” - dịch giả Nguyễn Lệ Chi - Giám đốc Chibooks, từng có hai lần tham dự Hội chợ sách Frankfurt - cho biết.

“Không phải cứ dự hội sách quốc tế là có thể mang về những hợp đồng bản quyền chuyển ngữ. Những nhà giao dịch rất bận rộn, nên chỉ dành cho mỗi cuộc hẹn khoảng 30 phút. Mỗi đơn vị muốn đặt hẹn đều phải giới thiệu trước về đơn vị mình, nói rõ mục đích thì may ra mới có thể làm việc được với họ” - bà Claudia nói thêm. Câu chuyện bà dành cho những nhà làm sách Việt trong khuôn khổ hội sách lần này thật giống một bài giảng dành cho… những người mới chập chững tìm đường đến Frankfurt. Trên hệ thống miễn phí tra cứu dữ liệu quốc tế Book Map cũng không có dữ liệu của sách Việt.

“Amazon, Google, Facebook… đã làm thay đổi xu hướng đọc của thế giới. Vai trò của các nhà xuất bản hiện nay cũng không còn chiếm vị trí quan trọng như trước. Các đơn vị xuất bản nhỏ ngày càng thu hẹp thị phần, ebook không mấy hữu hiệu. Đây là những thách thức đòi hỏi các nhà làm sách phải thay đổi mô hình kinh doanh” - bà Claudia lưu ý. Ngoài ra, sách Việt còn đối mặt với sách lậu, ebook vi phạm bản quyền... Những vấn đề thuộc về “ao làng” vẫn còn gây đau đầu nhà làm sách, thì đường ra thế giới là bao lâu và bao xa? n

Tiểu thuyết lịch sử im ắng

Nhiều tiểu thuyết lịch sử được phát hành nhân hội sách, trong đó có nhiều cuốn giá trị. Tuy nhiên, không có hoạt động giao lưu, giới thiệu nào về chúng; chỉ có buổi trò chuyện với nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân vào sáng 22/3, với cuốn Những mảnh sử rời (nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành). 

Kể cả khi sách Việt được các nhà làm sách nước ngoài quan tâm, họ cũng chỉ được đọc thông tin chung về tác phẩm qua catalogue. Việt Nam chưa có quỹ hỗ trợ dịch thuật cho hoạt động giới thiệu tác phẩm, chào bán bản quyền ra nước ngoài.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI