Ô màu, chấm bi, sợi dây và dòng chảy tạo hình

15/04/2018 - 10:00

PNO - Những ô màu, chấm bi hay sợi dây thoạt nghe tưởng 'bình thường', nhưng hóa ra chúng rất… khác thường.

Trong nghệ thuật tạo hình, nhắc đến những ô màu đỏ, xanh, vàng, người trong nghề hình dung ngay đến họa sĩ Piet Mondrian (1872-1944) - người tạo nên trào lưu Tân tạo hình (Neo-Plasticism). 

O mau, cham bi, soi day va dong chay tao hinh
 

Trường phái này bao gồm hệ thống các đường thẳng ngang, dọc, sử dụng 3 màu sắc chính là đỏ, vàng, xanh để tạo nên tác phẩm hội họa, tác phẩm thị giác hoặc công trình kiến trúc. Bằng cách tối giản các thành phần và màu sắc, Mondrian mang đến những nguyên tắc cơ bản có tính chất nền tảng cho trào lưu hậu Ấn tượng (cùng một đại diện đồng hương tiêu biểu khác là danh họa Van Gogh). 

Phong cách của Mondrian có thể hình dung như sau: có một bảng tính excel và chúng ta tô từng màu vàng, đỏ, xanh cho những ô mình muốn. Nghe thật đơn giản, dễ ứng dụng, nhưng đằng sau đó là hệ thống lý luận và triết lý về nghệ thuật. Đến nay, những ô màu của Mondrian vẫn tiếp tục bao phủ lên hàng loạt lĩnh vực, từ hội họa, điêu khắc đến thời trang, kiến trúc… 

Xem bộ phim dài 45 phút Trong không gian của Mondrian có thể hình dung rõ về chủ trương, quan niệm của họa sĩ người Hà Lan cũng như trường phái Tân tạo hình trong việc trừu tượng hóa, khái quát hóa bằng cách giản lược tối đa một số yếu tố về hình thức, màu sắc - điều mà xu hướng thiết kế tối giản ngày nay đang hướng đến.

O mau, cham bi, soi day va dong chay tao hinh

Cuốn phim cũng kể lại toàn bộ quá trình phát triển tư duy của Mondrian kể từ khi tiếp xúc với hội họa truyền thống, cho đến khi loại trừ tất cả để đi đến bản chất cốt lõi nhất của tranh vẽ qua những đường thẳng dọc ngang kết hợp với ba màu cơ bản xanh, vàng, đỏ.

Trong quá trình phát triển trường phái, lối thể hiện riêng, Mondrian ứng dụng ô màu như những khối rubic lên những bức tường của xưởng vẽ, sơn và xếp đặt cho các đồ vật. Trang trí tổng thể ở không gian của Modrian trở thành một tác phẩm và họa sĩ trực tiếp sống “trong” tác phẩm hội họa ấy. 

Nếu như Mondrian tác động đến sự thay đổi cách nhìn, cách làm của nghệ thuật, hướng tới công năng và hình thái đơn giản trong kiến trúc; thì đến thời hậu hiện đại, nghệ sĩ thị giác Yayoi Kusama tiếp tục góp phần quan trọng giải phóng trí tưởng tượng của công chúng về nghệ thuật tạo hình.

Sức ảnh hưởng của nữ họa sĩ người Nhật cũng gắn với một “biểu tượng” tưởng chừng vô cùng đơn giản: những chấm bi. Là một trong những người tiên phong về pop art, “nữ hoàng chấm bi” cho rằng: “Chấm bi không thể đứng riêng rẽ. Khi xóa bỏ tự nhiên và cơ thể chúng ta bằng những đốm màu, chúng ta trở thành một thể thống nhất với xung quanh”.

O mau, cham bi, soi day va dong chay tao hinh

Một tác phẩm của Yayoi Kusama

Với những ai quan tâm đến các trào lưu “avant-garde” trên thế giới thì Yayoi Kusama là cái tên gắn với tinh thần tiên phong, đột phá. Những sáng tạo đắt giá ứng dụng trong hội họa, xếp đặt, thời trang, kiến trúc… của bà phá vỡ chuẩn mực của vẻ đẹp ước lệ kiểu cũ.  

Với những câu chuyện về sự thăng hoa trong nghệ thuật của ô màu, chấm bi, công chúng sẽ dễ hình dung hơn về việc tại sao có những họa sĩ cả đời chỉ “quanh quẩn” với một nét vẽ.

Tại Việt Nam, câu chuyện về những sợi dây đơn sắc hoặc đa sắc móc nối với nhau được họa sĩ Nguyễn Quốc Dân gọi bằng cái tên “phi lập thể” là một ví dụ. Cả 4 triển lãm cá nhân đã thực hiện tại TP.HCM từ năm 2011 (bao gồm cả triển lãm trực tuyến Phi lập thể - Phấn) đều xoay quanh những dây màu, đoạn màu, đường màu và nét màu làm nền tảng.

Nghe Nguyễn Quốc Dân chia sẻ thì thấy cả triết lý, hệ thống nghiên cứu chặt chẽ về tạo hình từ những… sợi dây và chúng có thể tác động đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Hội họa từ lâu đã không chỉ nằm trên giá vẽ. 

Bùi Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI