Nỗi nhớ Đến độ hoa vàng

07/12/2013 - 08:31

PNO - PN - Trong cuốn tản văn mới nhất của nhà văn nữ Đỗ Bích Thúy - Đến độ hoa vàng (nhà xuất bản Văn học - Liên Việt), nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận xét: “Văn chị đằm thắm và ăm ắp cái tình, cái tình với...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sự đánh giá như một lời giải nghĩa cho nguyên nhân vì sao 33 bài viết gần như chỉ loanh quanh nói chuyện ở cái thung lũng quê nhà tác giả, nhưng vẫn cuốn hút người đọc. Đó là cái thung lũng hẹp trồng đầy cam, nơi dòng sông Lô chảy qua, có căn nhà gỗ cửa sơn xanh, mái lá cọ, mảnh sân phơi đầy ngô, lạc. Nơi đó có cây mận mùa xuân hoa nở trắng cuối vườn, có cây trám trong rừng mả của người Tày ngay bên kia hàng rào mà tác giả khi còn là cô bé con, mới sớm tinh mơ đã thắp đèn, cắp rổ, băng qua con suối nhỏ đi nhặt quả. Quê nhà là những khoảnh khắc rõ rệt như trong bài Trên căn gác áp mái, ngày thơ ấu tác giả “thường thò hai chân qua hai khe lan can, đong đưa bên ngoài, còn mình thì nằm ngửa ra sàn, gặm nhấm từng trang sách cũ”.

Nõi nhó Dén dọ hoa vàng

Bên cạnh khung cảnh, phong vị đất trời miền cao, tác giả còn dành không ít trang viết về những người thân trong gia đình, hàng xóm, bè bạn người Kinh, Tày một thuở, nay đã người còn, người khuất. Một người mẹ tảo tần nuôi lợn, trồng cam quanh năm nhưng Tết đến vẫn kéo bên này hở bên kia, trong Tết của mẹ. Một người chị mất năm bảy tuổi giờ nằm dưới bóng thông “gần đấy mà xa xôi biết bao” trong Chị tôi. Và cả hai ông anh sinh viên đói ăn mỗi đận về nhà được mẹ thúc ăn rồi cười ra nước mắt: “chúng nó tăng còn nhanh hơn cả lợn”… Người đọc rưng rưng vì những câu chuyện đời giản dị của riêng một gia đình, riêng một thôn trang miền núi, nhưng cũng không xa lạ gì với rất nhiều người.

Đầy ắp trong tâm tưởng của tác giả là những nỗi nhớ. Nhớ mùi nắng phơi chăn, nhớ mùa đông trong ký ức dài lê thê, nhớ căn nhà xưa, nhớ lần về nhà mẹ đứng ở cầu ao… Tuy tác giả dường như thường trực tâm thế của một người khách ở chốn thị thành nhưng hồn cứ vương vấn nơi quê xa... Ngay cả trong một số bài viết chuyện hiện tại, viết về đời sống giữa lòng Hà Nội, tác giả cũng đau đáu liên kết với nơi chôn nhau cắt rốn Hà Giang. Con chó kiểng thành phố có nhà riêng, thức ăn riêng nhưng không có đường để chạy, không có vườn để giấu thức ăn như con chó vá nhà quê. Chuyện phải chuyển nhà ở phố cũng làm tác giả liên tưởng đến căn nhà cũ trong thung lũng đã biến mất cùng với con đường nhỏ, bờ rào, dòng suối vì đô thị hóa. Chân dung một Đỗ Bích Thúy nặng tình cảm, quan sát tinh tế, nữ tính song cũng lém lỉnh, thông minh hiện lên trên từng trang sách.

 V. Tiến

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI