Khi người ta trẻ: Huỳnh Trọng Khang - Im im mà nổi

01/01/2018 - 16:15

PNO - Dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng Mộ phần tuổi trẻ là một dấu ấn trong năm 2017 của Huỳnh Trọng Khang.

Họ là những người ít xuất hiện trên phương tiện truyền thông, nhưng dấu ấn để lại trong năm 2017 không hề mờ nhạt. Một Huỳnh Trọng Khang, cây bút sinh năm 1994 được nhiều người trong giới và bạn đọc đánh giá cao.  

Biên kịch - đạo diễn Kay Nguyễn, nghe tên thì xa lạ, nhưng phim của cô nàng 8x này với 1735km, Chung cư ma, Tèo em, Cô Ba Sài Gòn, gần đây nhất là Lôi Báo và sắp tới là Người bất tử thì không lạ chút nào. 

Đây cũng là một bóng hồng trong vai trò biên kịch kiêm đồng đạo diễn, đứng phía sau bộ phim truyền cảm hứng cho người xem trong năm 2017: Cô Ba Sài Gòn, cùng những tên tuổi Ngô Thanh Vân, Ninh Dương Lan Ngọc, Diễm My 9x, Diễm My 6x, NSND Hồng Vân.

Một gương mặt trẻ khác của sân khấu - Hoàng Vân Anh, người trong câu chuyện của mình, bao giờ cũng nhắc đến sự hỗ trợ của bạn diễn, thầy cô hơn là nói về nỗ lực bản thân. Nhưng nỗ lực của cô đào bé nhỏ bừng cháy trong ánh mắt khi kể về những vai diễn đã qua. Cùng một vai trong một vở, nhưng vai diễn hôm nay rất khác hóa thân của Hoàng Vân Anh so với trước đó. Đó là sự tìm tòi của diễn viên để nhân vật thêm sinh động, cảm xúc tươi mới, đong đầy hơn dù hóa thân ấy đã quá quen thuộc với cô. 

Ba giờ sáng, trong góc quán cà phê khuya trên đường Pasteur, Khang vẫn còn ngồi viết. Khang nói, có một “thế giới về đêm” khi mọi thanh âm lắng lại, giữa tịch mịch lại có rất nhiều nghệ sĩ lặng lẽ, cặm cụi sáng tạo, chia sẻ cùng nhau. Không gian sáng tác mà Khang thuộc về, có lẽ cũng không giống một người trẻ viết văn nào.

Khi nguòi ta  tre: Huynh Trong Khang - Im im ma noi

Huỳnh Trọng Khang

Khi nguòi ta  tre: Huynh Trong Khang - Im im ma noi

Cuốn sách làm nên “năm 2017 ngọt ngào” của tác giả

Khá nổi trên văn đàn với tác phẩm đầu tay, nhưng cuộc sống cũng như tính cách của Huỳnh Trọng Khang khá trầm. Thậm chí nhiều người quen còn nói vui rằng bên trong Khang như có một ông cụ tiềm ẩn dưới hình hài “9X đời giữa”. “Những gì chưa làm được, viết được trong Mộ phần tuổi trẻ tôi sẽ cố gắng làm nốt trong tác phẩm mới. Sau đó sẽ chuyển hẳn sang viết đề tài hiện đại, trẻ trung hơn, về những vấn đề hôm nay” - Huỳnh Trọng Khang chia sẻ. 

Bản thảo thứ hai của Khang đang trong quá trình biên tập, tiêu đề dự kiến là Các vọng âm nằm ngủ, sẽ ra mắt trong Hội sách TP.HCM vào tháng 3/2018. “Bối cảnh trong tác phẩm này cũng thuộc về không gian xưa, các nhân vật sẽ trải qua những mốc thời gian sống, trưởng thành rồi già đi. Mộ phần tuổi trẻ còn bám vào nhiều tư liệu, chuyện cũ tôi từng nghe kể lại. Các vọng âm nằm ngủ hoàn toàn thoát khỏi những hình mẫu có thật” - Khang tiết lộ. 

Ban ngày, đi làm, ban đêm Khang lại lui về thế giới riêng của mình, lầm lũi hóa thân vào cuộc đời từng nhân vật. “Nhiều khi đang viết, ngẩng lên thấy chỉ có một mình. Nghe một giai điệu, nhìn ngắm phố xá, có khi tiếng động giữa đêm hay bất chợt ai đó nói một câu hay thì lại trở thành chi tiết trong câu chuyện của mình”- Khang bộc bạch. 

Vài tháng không gặp, Khang gầy đi rất nhiều. Chỉ có nụ cười vẫn sáng và lòng vẫn đầy những kế hoạch. “Ở mốc thời gian này, tôi hay nghĩ về mình của 10 năm trước. Hồi 12,13 tuổi ngây ngô làm thơ chuyền tay cho bè bạn đọc. Hồi ấy tôi hay bị gọi là nhà thơ, nhưng trong lòng luôn đinh ninh mình sẽ thành bác sĩ. Sang năm 2018, tôi bắt đầu nghiêm túc nghĩ về mình của 10 năm sau. Có lẽ, dù ở đâu hay làm gì tôi vẫn là một người sáng tác” - Khang cười. 

Người viết - một khi đã chọn con đường văn nghiệp - xác định lúc nào cũng đeo mang bên mình một niềm cô đơn, hoặc hoài cổ. Có lẽ đã nhìn thấy ở Khang điểm chung này. “Sau những ngày bận rộn mệt nhoài, sau những niềm vui nhìn lại thấy như vẫn chỉ có một mình giữa phố đông” - Khang tâm sự. Nỗi cô đơn - dù ở góc độ nào cũng có thể là chất men sáng tác cho người trẻ. 

Con đường mà Huỳnh Trọng Khang đang đi cũng không khác nhiều cây bút trẻ khác vẫn đang cố tìm lại mình trong những giá trị xưa cũ, vẫn thao thức những điều đẹp đẽ đến nhớ thương. 

Hơn tất cả là cảm giác muốn chinh phục, khám phá, mở rộng những cánh đồng văn chương, trải nghiệm của bản thân. Chỉ khác là Khang thuộc dạng… im im mà nổi. Khang thậm chí không dùng trang cá nhân để quảng bá tác phẩm. Rất ít khi thấy Khang chia sẻ hình ảnh các buổi giao lưu hay những bài viết về mình. 

“Nhiều khi là do suy nghĩ… quê mùa, tôi lúc nào cũng nghĩ những gì đẹp đẽ, quý giá thì chỉ để dành chia sẻ với người thân, quen. Mạng xã hội lại nhiều người lạ quá” - Khang thật thà. Im tiếng đến nỗi bằng khen Giải Sách hay gửi bưu điện về nhà khoe ba mẹ (quê Khang ở An Giang) cũng không tiết lộ trước, chỉ nói “ba mẹ mở ra giùm con”. 

Vậy đó. Những gì làm được cho tuổi 24 của mình, Khang không muốn quảng bá um sùm. Nhưng trong lòng lại thao thức mong muốn được làm gì đó giúp ích cho những người trẻ yêu thích viết lách. 

“Tham gia nhiều buổi giao lưu, chia sẻ về niềm đam mê viết lách, tôi nhận ra còn có rất nhiều người trẻ say mê văn chương. Chỉ là họ chưa có cơ hội, điều kiện để kết nối với nhau thành một cộng đồng. Điều tôi muốn làm nhất trong thời gian tới là xây dựng được một không gian sáng tác, kết nối văn chương dành cho người trẻ” - Khang bày tỏ. 

Cậu bé mỗi chiều đi bộ lên núi Sam nghĩ về giấc mơ của đời mình ngày nào giờ đã thật sự trưởng thành. Ít nhất cậu cũng đã biết mình muốn gì, có thể làm gì trong cuộc đời mình.

Chia tay Khang, vẫn nhớ mãi lời tâm sự: “Bao nhiêu đêm nhìn lại vẫn chỉ thấy như có một mình ở góc quán này, viết mãi. Dù đến một lúc nào đó chẳng còn ai in sách cho nữa thì mình vẫn viết, vì đó là điều tâm hồn mình cần cho cuộc 
sống này…”.


 Bùi Tiểu Quyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI