Diễn viên Quang Tuấn: Tôi sống theo tình yêu & niềm tin của ba mẹ

28/02/2016 - 10:00

PNO - Tôi không muốn mình như Cường, không bao giờ chấp nhận để những giá trị vật chất ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.

Dien vien Quang Tuan: Toi song theo tinh yeu & niem tin cua ba me
DV Quang Tuấn

Năm 2012, lần đầu tiên tham gia Liên hoan sân khấu (SK) kịch nói toàn quốc, Quang Tuấn đã “rinh” về chiếc Huy chương vàng cá nhân và bằng khen của Hội Nghệ sĩ SK Việt Nam dành cho diễn viên trẻ xuất sắc với vai diễn Hai Đời mù lòa, nghèo khó nhưng giàu lòng nhân hậu ở vở Đời như ý. Hai năm sau, lại “rinh” luôn giải Cánh diều vàng cho nam diễn viên chính phim truyền hình với vai diễn Bình - vai phản diện trong phim Thuyền giấy. Có thể nói, Quang Tuấn đã có một “diện mạo” mới trên con đường nghệ thuật.

Mới đây, Quang Tuấn lại tiếp tục khẳng định khả năng bằng hai tính cách khác biệt ở hai bộ phim cùng lúc được phát sóng trên truyền hình. Ở Khúc hát mặt trời (VTV3) Quang Tuấn là Quân - chàng trai từng mất hết niềm tin vào cuộc sống vì bị người thân, bạn gái bỏ rơi, sau đó tìm thấy tình yêu với một cô gái tài năng nhưng mắc bệnh hiểm nghèo. Ở Mặn hơn muối (HTV7) Quang Tuấn lại biến hóa thành Khoa “điên” - công tử con nhà giàu ngông nghênh, đầy mưu mô, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục tiêu.

Ở SK Thế Giới Trẻ, Quang Tuấn còn mang nhiều gương mặt khác biệt hơn: từ Hai Đời với cuộc đời nhiều nước mắt hơn nụ cười đến ông Tư dí dỏm, hóm hỉnh trong vở Bí mật nhà xác hay vai Nam luôn dằn vặt với khát khao được sống thật với giới tính của mình trong vở Thần tiên cũng nổi điên…

* Gần mười năm theo nghề, từng đảm nhận nhiều vai diễn khác nhau, là chủ sở hữu của hai giải vàng, một giải bạc ở những giải thưởng lớn, nhưng sao có vẻ anh e dè với báo chí?

- Thú thiệt tôi không giỏi giao tiếp và rất ngại nói về mình, vì... cũng không có gì để nói. Tôi quan niệm diễn xuất cũng như tất cả những nghề nghiệp khác, hãy cứ làm tốt việc của mình thì sẽ được khán giả chú ý, do vậy, điều quan trọng nhất là phải diễn thật tốt, phải có những khác biệt trên SK, màn ảnh, chứ không phải là tần suất xuất hiện trên mặt báo.

* Nhìn ngoại hình, cộng thêm những vai diễn của anh trên SK Thế Giới Trẻ, không ít người không tin anh có thể đóng được vai ác. Nhưng bác sĩ Cường (phim Trái đắng), Bình (Thuyền giấy), Khoa “điên” (Mặn hơn muối) lại chứng minh điều ngược.

- Đúng là đã có lúc không chỉ khán giả mà các đạo diễn cũng cho rằng với “bộ dạng” của mình, tôi không thể đóng được những vai ác. Nhưng tôi thấy nhàm chán khi cứ phải thể hiện hoài một dạng vai, nên hễ có cơ hội là tôi năn nỉ đạo diễn xin được đổi vai. May mắn khi tôi được đạo diễn Cảnh Đôn tin tưởng và cho thử sức vai ác đầu tiên trong phim Trái đắng. Tôi đã trở thành kẻ thủ đoạn, nhẫn tâm nhất có thể để chứng minh mình cũng “ác” như ai.

Dien vien Quang Tuan: Toi song theo tinh yeu & niem tin cua ba me
Khoa “ điên” (phim Mặn hơn muốii) - một trong những vai diễn ấn tượng của Quang Tuấn trên màn ảnh nhỏ

* Mà hình như anh đóng ác còn tốt hơn đóng vai hiền lành?

- (Cười) Được thử sức với ác và thấy mình không đến nỗi tệ, tôi bắt đầu thích thể hiện những vai diễn phản diện, nhiều mưu mô thủ đoạn hơn những vai hiền lành, chân chất. Ở mỗi vai ác mình được tung tẩy nhiều hơn trong diễn xuất và cảm thấy “đã” hơn. Tôi cho rằng ngoại hình chân chất, hiền lành của mình là một lợi thế để làm tốt hơn các nhân vật phản diện.

Xem nhiều phim của những diễn viên nổi tiếng, tôi luôn ấn tượng với những vai diễn hai mặt, khi cái ác ẩn sau vẻ đạo mạo hiền lành. Nhưng chỉ một ánh nhìn, một sự rung cơ nhẹ trên khuôn mặt hay một nụ cười bí hiểm… lại khiến người xem lạnh gáy. Tôi “thu lượm” tất cả những điều đó để khi cần mang nó vào nhân vật của mình.

* Có phải đó là lý do giúp anh nổi trội hơn nhờ khả diễn xuất rất tốt bằng ánh mắt, cơ mặt?

- Cho đến khi học hết lớp 12, tôi vẫn không hề có giấc mơ trở thành diễn viên. Đang học trường Kinh tế đối ngoại ở TP.HCM, tôi được bạn bè rủ rê đi thi vào trường Cao đẳng Sân khấu - điện ảnh (SK-ĐA). Thi thử, ai ngờ đậu. Như tờ giấy trắng về diễn xuất, cũng không có vốn liếng nhiều về trải nghiệm cuộc sống nên tôi thực hành theo lời dạy của giảng viên: xem nhiều, đọc nhiều và tích lũy vốn sống từ việc quan sát cuộc sống.

Điều tôi tâm đắc nhất từ sách, từ phim là cách thể hiện cảm xúc bằng biểu cảm, bằng ánh mắt, cơ mặt, thậm chí có khi chỉ là cách để cho “trái khế” ở cổ chạy lúc nuốt nước bọt… Những biểu cảm đó, nếu được thể hiện đến nơi đến chốn với đầy ắp tâm lý bên trong, sẽ tạo sức nặng gấp nhiều lần so với sự gầm gào, kêu khóc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI