Có quyền không nộp tiền tác quyền âm nhạc nếu không có hợp đồng ủy thác

05/06/2017 - 10:37

PNO - Sau khi việc VCPMC thu tiền tác quyền âm nhạc xem ti vi bị yêu cầu tạm dừng, vấn đề bức xúc khác nổi lên là việc VCPMC thu tiền tác quyền tại quán cà phê.

Sau khi việc thu tiền bản quyền âm nhạc với ti vi trong phòng khách sạn bị tạm dừng, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) lại quyết định thu tiền tác quyền với quán cà phê. Sự việc này gặp phải phản ứng của chủ các cơ sở kinh doanh vì mâu thuẫn ngay chính trong quyết định thu tiền tác quyền mà không có giấy ủy quyền của tác giả.

Mới đây, chủ quán cà phê ở Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội nhận được văn bản mang số 1759/CV-QTG của VCPMC, đề nghị thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả âm nhạc (lần 2), có dấu và chữ ký của giám đốc VCPMC là nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Tuy nhiên, chủ quán cho biết anh hoàn toàn bất ngờ với văn bản này vì quán của mình không kinh doanh cà phê nhạc, không hát nhạc sống, chỉ sử dụng những bản nhạc Pháp vào những năm 1930 – 1940 thì nộp tiền tác quyền cho VCPMC như thế nào.

Co quyen khong nop tien tac quyen am nhac neu khong co hop dong uy thac
Thu tiền tác tiền âm nhạc tại quán cà phê gặp khó khăn tương tự với việc thu tiền bản quyền âm nhạc với ti vi tại các khác sạn vì chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý.

Về việc thu tiền này, một lãnh đạo Cục Bản quyền tác giả cho biết: “Quán cà phê, karaoke cứ hỏi hợp đồng ủy quyền đâu, danh sách các bài hát đâu. Nếu không có đủ những văn bản đó thì không việc gì phải nộp tác quyền”. Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch sẽ gửi văn bản đề nghị Hội Nhạc sĩ Việt Nam chỉ đạo VCPMC (trung tâm này trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam) dừng việc thu bản quyền, nếu không chứng minh được ủy quyền.

Theo đó, chủ cơ sở kinh doanh có thể hỏi giấy uỷ quyền của tác giả và danh sách bài hát trước khi nộp tiền để thực hiện đúng quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Nếu đảm bảo đúng về mặt pháp lý (có giấy ủy quyền, danh sách bài hát – PV) và cơ sở kinh doanh xác nhận có sử dụng những ca khúc đó trong thời gian hoạt động thì việc nộp tiền tác quyền là nghĩa vụ. 

Co quyen khong nop tien tac quyen am nhac neu khong co hop dong uy thac
Trường hợp cơ sở có từ 1 - 30 chỗ ngồi, nếu sử dụng nhạc nền thông qua bản ghi âm, ghi hình sẽ phải trả cho VCPMC 2,5 triệu đồng/năm. Nếu sử dụng nhạc nền và nhạc sống (hát với nhau) sẽ phải trả 4,5 triệu đồng/năm. Với mỗi chỗ ngồi tăng thêm, cơ sở sẽ phải trả lần lượt là 70.000 đồng và 130.000 đồng/chỗ ngồi/năm. 

Thực tế, việc thu tiền tác quyền âm nhạc tại các quán cà phê đã được tiến hành từ rất lâu nay, tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp thu tiền xem ti vi, căn cứ pháp lý của vấn đề này khá nan giải.

Diễm Mi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI