Chọn phim nước ngoài dự Oscar 2014: Sôi nổi và nhiều tranh cãi

21/10/2013 - 20:44

PNO - PN - Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật Hoa Kỳ vừa chốt lại danh sách các phim tham gia tranh giải hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc nhất tại giải Oscar 2014.

edf40wrjww2tblPage:Content

Tổng cộng có 76 tác phẩm của 73 quốc gia và ba vùng lãnh thổ (Hồng Kông, Đài Loan, Palestine) gửi đến, trở thành một mùa giải thu hút lượng phim nói tiếng nước ngoài nhiều nhất trong lịch sử Oscar. Không chỉ phong phú về mặt số lượng, ngôn ngữ thể hiện trong các phim cũng đa dạng từ khi quy định không yêu cầu các phim dự giải phải được sáng tạo bằng ngôn ngữ nước mình bị bãi bỏ.

Trong số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có phim dự Oscar, có ba quốc gia lần đầu có phim tranh tài là Moldova, Saudi Arabia, Montenegro. Trong đó, được chú ý nhất là điện ảnh Saudi Arabia - nơi những luật lệ Hồi giáo rất khắt khe với giới nữ - nhưng phim được chọn lại là Wadjda, một tác phẩm không chỉ đề cập vấn đề nữ quyền mà còn do một đạo diễn nữ (Haifaa Al Mansour) thực hiện. Có những quốc gia lần đầu gửi phim thì cũng có quốc gia như Pakistan lần đầu trở lại sau 50 năm vắng bóng.

Chon phim nuoc ngoai du Oscar 2014: Soi noi va nhieu tranh cai

Phim Wadjda của Saudi Arabia lần đầu dự Oscar

Nếu như việc chọn “gà chọi” ở những quốc gia lần đầu trở lại hay lần đầu gửi phim chẳng có gì để bàn thì việc chọn của một số quốc gia khác lại gây ra nhiều tranh cãi. Chẳng hạn, ban tổ chức cảm thấy không hài lòng khi Pháp loại “đương kim” Cành cọ vàng 2013 Blue is the Warmest Colour để đưa đến Mỹ phim Renoir. Lý do là Blue is the Warmest Colour không đáp ứng quy định về thời gian trình chiếu ở nước sở tại của các phim dự thi Oscar. Tương tự, lựa chọn của Ấn Độ, Nhật cũng vấp phải phản ứng từ dư luận trong nước khi bỏ qua những phim được đánh giá cao để đưa vào những phim ít người biết đến. Cụ thể: Ấn Độ chọn The Good Road thay vì The Lunchbox; Nhật chọn The Great Passage thay vì phim giành giải đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Cannes vừa qua: Like Father, Like Son. “Gà chọi” của Trung Quốc cũng không được đánh giá cao khi nước này phớt lờ phim Touch of Sin của đạo diễn Giả Chương Kha vốn được giới phê bình phương Tây đánh giá cao khi chiếu ở Liên hoan phim Cannes 2013 để chọn Back to 1942 của đạo diễn Phùng Tiểu Cương nói về nạn đói năm 1942.

Nhìn không khí chọn phim tranh giải Oscar ở các nước diễn ra nhộn nhịp, kể cả ở những quốc gia láng giềng Việt Nam có nền điện ảnh chưa mấy nổi như Thái Lan, Campuchia, Philippines mới thấy chạnh lòng cho điện ảnh Việt Nam, vì chiếu theo quy định về mặt thời gian của Oscar (phim phải được chiếu buổi đầu tiên tại nước đăng ký tham dự giải trong khoảng thời gian từ sau ngày 1/10/2012 đến trước ngày 30/9/2013 và phải được các nhà sản xuất và phát hành chiếu kinh doanh cho công chúng tại rạp chiếu phim thương mại ít nhất bảy ngày liên tục).

Trong số 76 phim dự thi Oscar kể trên, danh sách đề cử chính thức năm phim sẽ được công bố vào tháng 1/2014.

 Hương Nhu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI