Chỉ trích ‘Tiếng sét trong mưa’ sai lệch văn hoá Nam bộ: Bươi bãi rác để tìm mẩu kim?

28/09/2019 - 18:00

PNO - Phim ảnh nói riêng, nghệ thuật nói chung luôn được xem là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống, đó có thể là hình ảnh của số đông hoặc là trường hợp cá biệt.

Bắt đầu lên sóng từ đầu tháng 9, Tiếng sét trong mưa là bộ phim tạo được hiệu ứng tốt với khán giả màn ảnh nhỏ. Phim được phóng tác từ vở cải lương (với kịch bản gốc là một vở kịch của tác giả Tào Ngu, người Trung Quốc).

lấy bối cảnh Việt Nam vào thập niên 50 của thế kỷ trước, kể về cuộc đời ngang trái của nhân vật Thị Bình (do Nhật Kim Anh thủ vai) với đường tình duyên trắc trở, nhiều đau khổ, trái ngang.

Chi trich ‘Tieng set trong mua’ sai lech van hoa Nam bo: Buoi bai rac de tim mau kim?
Nhật Kim Anh vào vai nữ chính trong phim

Hiện tại, Tiếng sét trong mưa mới đi được 1/4 đoạn đường. Bên cạnh sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả, bộ phim của đạo diễn Phương Điền cũng vấp phải ý kiến trái chiều bởi một số tình tiết trong phim. Câu chuyện này đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là trên các diễn đàn mạng xã hội.

Phía phản bác cho rằng câu thoại “thứ dơ dáy bẩn thỉu” của bà hội đồng trong phim không phù hợp với ngôn ngữ của người Nam bộ xưa. Tình tiết bà hội đồng cho người quăng Thị Bình xuống giếng khi có thai với cậu ba Khải Duy được cho là không phản ánh đúng tính cách người Nam bộ và văn hoá của vùng đất này. Để tăng tính thuyết phục, họ lấy thêm dẫn chứng ở một số tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về Nam bộ xưa như: Con nhà nghèo, Đời cô Lựu để làm rõ quan điểm này.

 
 
Chi trich ‘Tieng set trong mua’ sai lech van hoa Nam bo: Buoi bai rac de tim mau kim?
Lời thoại của bà hội đồng và cảnh Thị Bình bị dìm xuống giếng do có thai với cậu chủ được cho là không phản ánh đúng văn hoá Nam bộ xưa.

Video clip cảnh Thị Bình bị dìm xuống giếng trong phim:

 

Phim ảnh nói riêng, sản phẩm nghệ thuật nói chung có liên quan đến yếu tố quá khứ luôn là chủ đề khó đối với nghệ sĩ. Phần lớn các tác phẩm đều được thực hiện dựa trên những tài liệu ghi chép lại nên khó có tính xác thực đến độ tuyệt đối, cũng không tránh khỏi chuyện tam sao thất bản. Chính vì thế, không ít lần những tác phẩm liên quan đến chủ đề này gây ra tranh cãi - ở những phần không giao thoa nhau giữa nhà sản xuất và người tiếp nhận.                                                                                       

Ralph Waldo Emerson - nhà thơ, triết gia người Mỹ từng nói: “Trong nghệ thuật, bàn tay không bao giờ tạo ra điều gì cao hơn điều trái tim có thể tưởng tượng”. Nghĩa là, nghệ thuật phản chiếu cuộc sống luôn ở mức độ tương đối cộng với sự sáng tạo của tác giả. Chúng ta có thể tìm thấy hiện thực cuộc sống trong cái chung, nhưng cũng có thể nhìn thấy ở cái cá biệt. Việc lựa chọn thể hiện theo mô tuýp nào không hề có sự ràng buộc. Tầm nhìn và tư duy sáng tạo đều có giới hạn - mà phạm vi gần nhất là thiên kiến của chính người sáng tạo.

Chi trich ‘Tieng set trong mua’ sai lech van hoa Nam bo: Buoi bai rac de tim mau kim?
Một sản phẩm nghệ thuật có thể biểu thị cho quan điểm, cuộc sống của số đông trong xã hội, nhưng cũng có thể phản ánh những điều cá biệt.

Tình tiết bà hội đồng cho người ném Thị Bình xuống giếng là chuỗi nối tiếp logic trong phim. Bởi theo luật lệ của gia đình bà hội đồng, tôi tớ có quan hệ tình ái với chủ sẽ bị trừng phạt. Điều đó không chỉ phản ánh hiện thực của sự phân chia giai cấp, mà còn thể hiện cả nỗi ám ảnh, uất hận mang tính cá nhân của nhân vật bà hội đồng vì từng bị chồng phản bội - có quan hệ tình ái với tôi tớ trong gia đình. Yếu tố cá nhân này không đại diện cho xã hội. 

Trong khi đó, câu thoại của bà hội đồng khi đặt vào ngữ cảnh mắng nhiếc Thị Bình không khiến người nghe cảm thấy khó chịu, phản cảm. Xét về tổng thể, lượng từ ngữ ấy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong độ dài của 56 tập phim.

Giữ gìn, tôn trọng văn hoá là điều đáng quý nhưng đừng biến điều đó thành nỗi sợ hay sự xét nét không đáng. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh chia sẻ: “Nghệ thuật luôn chứa một phần không hiện thực. Vì thế, chuyện xét nét quá lại thành ra chẳng hay. Một bộ phim có hay hay không, có xúc động hay không, có nghệ thuật hay không… cũng cần là điều chúng ta nên xét đến. Có những việc, vốn dĩ cần được đơn giản hoá đi”.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI