Cổ vật Huế hồi cung sau 108 năm lưu lạc xứ người

22/04/2015 - 13:57

PNO - PN - Mở đầu cho chuỗi hoạt động trong “Tuần lễ vàng du lịch tại khu di sản Huế” lần thứ nhất năm 2015, sáng 22/4 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức khai mạc trưng bày “Không gian tiếp khách của Hoàng thái...

edf40wrjww2tblPage:Content

Co vat Hue hoi cung sau 108 nam luu lac xu nguoi

Co vat Hue hoi cung sau 108 nam luu lac xu nguoi

Co vat Hue hoi cung sau 108 nam luu lac xu nguoi

Co vat Hue hoi cung sau 108 nam luu lac xu nguoi

Chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh đã được đưa về Huế.

Tả Trà là một trong số hơn 20 công trình kiến trúc thuộc tổng thể cung Diên Thọ, cung điện dành riêng cho Hoàng thái hậu triều Nguyễn. Đây là nơi dành cho khách ngồi đợi trước khi được Hoàng thái hậu tiếp đón, nhưng cũng có nhiều dịp Hoàng thái hậu tiếp khách tại đây.

Sau khi dự án trùng tu nhà Tả Trà hoàn tất, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã nghiên cứu và tổ chức trưng bày một số hiện vật liên quan tại đây nhằm giới thiệu một cách khái quát về chức năng của công trình. Do tư liệu và nguồn hiện vật bị hạn chế nên cách bài trí và hiện vật trưng bày chỉ mang tính chất ước lệ, gồm những đồ dùng trong sinh hoạt cung đình như: sập gụ, bàn, tủ bằng gỗ khảm cẩn, tủ trang trí chạm lộng, bộ bàn ghế sơn thếp theo phong cách thời Khải Định, hệ thống tranh gương phục chế, đôn sứ và một chiếc phụng liễn (kiệu) của Hoàng thái hậu Từ Cung cũng đã được tu bổ phục hồi.

Co vat Hue hoi cung sau 108 nam luu lac xu nguoi

Một chiếc phụng liễn (thường được gọi là kiệu) của Hoàng thái hậu Từ Cung cũng đã được tu bổ, phục hồi và được trưng bày tại nhà Tả Trà.

Trong không gian Tả Trà, điểm nhấn đặc biệt là chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh - hiện vật được tỉnh Thừa Thiên - Huế đấu giá thành công tại Chateau de Cheverny (Pháp) vào tháng 6/2014. Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa vì lần đầu tiên Việt Nam đấu giá thành công tại sàn đấu giá quốc tế và đưa được cổ vật về lại quê hương.

Chiếc xe kéo đã được đấu giá thành công bằng nguồn ngân sách Nhà nước do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt với kinh phí 1,345 tỉ đồng. Bên cạnh đó, việc đấu giá và vận chuyển hiện vật về Việt Nam còn nhận được sự chia sẻ và hỗ trợ từ cộng đồng xã hội.

Co vat Hue hoi cung sau 108 nam luu lac xu nguoi

“Không gian tiếp khách của Hoàng thái hậu”, tại Tả Trà.

Theo Trung tâm BTDTCĐ Huế, hiện có hàng trăm nghìn cổ vật của Việt Nam và Huế đang lưu lạc ở nước ngoài, trong đó ở Pháp là nhiều nhất - gắn liền với sự kiện thất thủ kinh đô Huế ngày 5/7/1885 (nhằm ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu) khi Pháp tấn công vào kinh đô Huế và cướp đi nhiều cổ vật có giá trị. Nhiều người dân và các tầng lớp quan lại Huế đã bị chết trong ngày này nên hàng năm cứ vào 23 tháng 5 âm lịch, hàng ngàn nhà dân ở Huế đều cúng lớn, tưởng nhớ người đã khuất.

Linh mục Père Siefert, người chứng kiến sự kiện thảm khốc này, đã ghi lại: “Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc... Khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia lập trước ngày 5/7/1885 với những gì đã mất, thì quân Pháp đã cướp: 228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ...

Tại các tôn miếu thờ các vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị thì hầu hết các thứ có thể mang đi như mũ miện, đai áo, thảm đệm, triều phục, long sàng và bàn xoay có chạm trổ, các giá treo vũ khí, hộp đựng trầu để thờ, ống nhổ, chậu quán tẩy bằng vàng, hỏa lò, mùng và màn thêu hoa, đỉnh trầm, ấm trà và khay chén, tăm xỉa răng... đều bị cướp.

Hồ sơ ghi rõ chiếc xe gỗ này dài 230cm, cao 136cm và rộng 102cm, được sản xuất khoảng năm 1890. Chữ Hán trên thùng cho biết xe do xưởng Hoàng Hưng ở Hà Nội sản xuất (Đông Kinh Hà Nội Hoàng Hưng tạo). Các nghệ nhân làng Kinh Lược - Hà Nội đảm trách phần khảm xà cừ trên bản gỗ phủ sơn mài đen.

Bánh xe niền sắt. Trên xe có gắn hai đèn lồng loại thắp nến. Chiếc xe kéo được xác định là “tác phẩm nghệ thuật hoàng gia độc nhất”. Kiểu dáng mềm mại, tỉ lệ hài hòa. Nhiều thành phần dù nhỏ của xe được tạo nên từng mảng và ô hộc cỏ cây hoa lá bằng xà cừ rất tinh tế và sinh động. Mặt sau lưng xe là một bức tranh hoa hồng: ở giữa là chùm hoa nở rộ và bốn góc là bốn nhành hoa khảm xà cừ lóng lánh nhiều màu trên nền đen sơn mài...

Chiếc xe cũng được nhận định do vua Thành Thái sai đặt làm để tặng mẹ dạo chơi trong hoàng cung và các khu vườn ngự uyển. Chính hoàng thái hậu Từ Minh đã quyết định các chỉ số của xe, từ kích thước, chỗ ngồi cho đến các mô-típ trang trí theo sở thích riêng.

Sau khi vua Thành Thái bán cho ông Prosper Jourdan (chỉ huy đội cận vệ của nhà vua) để đưa về Pháp vào năm 1907, hồ sơ đấu giá khẳng định xe từng được sửa chữa, phục hồi một số thành phần.

Cùng với chiếc xe kéo, triển lãm còn giới thiệu một chiếc phụng liễn (thường được gọi là kiệu) của Hoàng thái hậu Từ Cung cũng đã được tu bổ, phục hồi và được trưng bày tại nhà Tả Trà. Đây cũng là một kết quả nghiên cứu công phu, gia công tỉ mỉ trong quá trình phục hồi hiện vật đặc biệt này.

Gắn với hai hiện vật kiệu và xe kéo, ở trường lang nối từ Diên Thọ chính điện sang điện Thọ Ninh là phần trưng bày ảnh tư liệu về kiệu và xe kéo. Đây như một phần trưng bày bổ sung, minh họa thêm cho hiện vật kiệu và xe kéo đang trưng bày ở nhà Tả Trà, nhằm làm cho du khách có một cái nhìn tổng quan về các phương tiện đi lại của giới quyền quý xưa.

THUẬN HÓA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI