Ba thế hệ nghệ sĩ Đời cô Lựu

29/03/2016 - 07:22

PNO - Sau hơn 30 năm kể từ ngày Đời cô Lựu được dàn dựng trên sân khấu đoàn cải lương 2/84 gây tiếng vang lớn với khán giả.

Ba the he nghe si Doi co Luu
Khán giả chờ đợi những lớp diễn kinh điển trong vở Đời cô Lựu sẽ được tái dựng một cách thuyết phục

Sau hơn 30 năm kể từ ngày Đời cô Lựu được dàn dựng trên sân khấu đoàn cải lương 2/84 gây tiếng vang lớn với khán giả mộ điệu trong nước lẫn người việt ở nước ngoài, vở được tái dựng trên sân khấu nhà hát Trần Hữu Trang.

Đây là vở diễn đầu tiên của soạn giả Trần Hữu Trang được dàn dựng ở nhà hát mang tên ông. Đời cô Lựu được tái dựng dựa trên bản dựng của ĐD-NSND Huỳnh Nga - NSND Diệp Lang, đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng. Vở có sự góp mặt của bốn "cô đào": NSND Bạch Tuyết, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Thanh Ngân và NS Đỗ Quyên trong vai cô Lựu.

Nhân vật cô Lựu luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều nữ NS khi tìm vai diễn, trích đoạn để thể hiện trong những cuộc thi tài năng, những chương trình biểu diễn. Rất nhiều nữ NS ước ao được hóa thân thành cô Lựu. Trong bản tái dựng này, NSƯT Thanh Ngân đảm nhận vai cô Lựu ở cảnh đầu khi vợ chồng cô Lựu - Võ Minh Thành (NSƯT Tấn Giao) hạnh phúc chờ đón đứa con đầu lòng.

NSƯT Thoại Mỹ tiếp nối ở cảnh diễn thứ ba khi cô Lựu đã về làm vợ ông hội đồng Thăng. Sau hơn 20 năm chung sống với nỗi thương nhớ khôn nguôi người chồng bị đày đi biệt xứ và đứa con trai vắn số, bất ngờ cô Lựu nhận được tin chồng và con trai vẫn còn sống. Sóng gió của cuộc đời cô Lựu tưởng đã lặng lại bất ngờ trỗi dậy.

Một trong những cảnh diễn cao trào, khi cô Lựu gặp lại con trai, do NSND Bạch Tuyết thể hiện. Đây là cảnh diễn để lại dấu ấn trong lòng khán giả nhiều thế hệ. Người xem có thể nhớ đến từng chi tiết trong hành động, lời nói của các nhân vật, từ sự đau đớn cam chịu của cô Lựu, đến chất giọng chì chiết, nhừa nhựa nhưng xuyên thấu tâm can của ông hội đồng Thăng và cả lớp diễn duyên dáng, hóm hỉnh giữa cô Bảy cán vá với anh thợ bạc. Cảnh diễn cuối khi cô Lựu gặp lại người chồng năm xưa là phần thể hiện của hai nghệ sĩ Đỗ Quyên và Hoài Thanh. Ngoài ra, NSƯT Trọng Phúc cũng “chia vai” Võ Minh Thành ở cảnh diễn Võ Minh Thành trở về quê nhà sau thời gian dài bị đày biệt xứ.

Bên cạnh bốn "cô đào" thuộc ba thế hệ cùng hóa thân cô Lựu, kịch bản tái dựng còn có mặt các NS: NSƯT Quế Trân, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Lê Tứ, Điền Trung, Võ Minh Lâm, Ngọc Đợi, Trinh Trinh, đảm nhận các nhân vật Kim Anh, Võ Minh Luân, Mẫn Đạt… Riêng nhân vật hội đồng Thăng - vai diễn gắn liền với tên tuổi NSND Diệp Lang được giao cho NSƯT Hữu Quốc (cảnh một) và NSƯT Hoài Linh. Do NSND Ngọc Giàu hiện đang ở Mỹ không thể về kịp để tập luyện cùng ê kíp nên nhà hát đang tìm người hợp vai Bảy cán vá, đủ bản lĩnh để tung hứng ở lớp diễn với nhiều NS tên tuổi, và tạo được dấu ấn mới cho nhân vật này.

Với sự tham gia của nhiều NS mà mỗi người chỉ đảm nhận nhân vật chính ở một cảnh diễn, thách thức của ê kíp dàn dựng (NSND Trần Ngọc Giàu, ĐD Quỳnh Mai) là độ kết nối để vở diễn liền lạc, thuyết phục người xem. Càng khó hơn khi Đời cô Lựu là tác phẩm rất nổi tiếng với những vai diễn gắn liền tên tuổi của nhiều NS. Đạo diễn Trần Ngọc Giàu cho biết: “Chúng tôi xác định vở diễn có thể đạt được sự thống nhất về âm nhạc, cảnh trí, đường dây kịch bản… còn về diễn xuất của NS, chắc chắn sẽ có những mối nối chưa chặt do mỗi NS có thế mạnh, cá tính riêng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI