Áp lực “tuổi 20”

20/09/2013 - 17:47

PNO - PN - Tròn một năm sau ngày phát động cuộc thi Văn học tuổi 20 lần V, ngày 18/9, ban tổ chức (Nhà xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM) công bố đã nhận được 75 tác phẩm dự thi. Từ những đột phá về hình thức như...

edf40wrjww2tblPage:Content

Với việc hiển thị toàn bộ những thông tin thiết yếu của cuộc chơi, các thành phần tham dự cuộc thi đều phải chịu sức ép lớn. Áp lực đầu tiên rơi vào “thí sinh” là những cây bút ít nhiều có tên tuổi. Họ đã không còn có thể âm thầm gửi tác phẩm dự thi, lỡ rớt cũng không mấy người biết. Những tác giả từng đoạt giải, in nhiều đầu sách “lộ diện” tại cuộc thi lần này có Nguyễn Thị Thanh Bình, Minh Moon, Khiêm Nhu… Khẳng định “viết văn để giải tỏa cảm xúc, tham gia cuộc thi là để không lười biếng và giữ nhịp sáng tác của mình” nhưng Thanh Bình là một trong những tác giả chịu nhiều áp lực bởi đã là cây bút thuộc hàng “lão làng” tại cuộc thi lẫn trong làng văn trẻ, từng đoạt giải tư Văn học tuổi 20 lần II năm 2000.

Sức ép đồng thời cũng đến với giám khảo, bởi họ phải cầm cân nảy mực trong sự “giám sát” của công chúng quan tâm, trong đó có những độc giả tham gia bỏ phiếu theo cảm nhận của riêng mình. Nhà văn Nguyễn Đông Thức, thành viên Ban chung khảo cuộc thi cho biết: “Tôi đã ba lần tham gia chấm điểm tại cuộc thi nhưng thể lệ mới này đúng là gây nhiều áp lực. Đã có những cuộc họp nảy lửa, đến mức giám khảo... giận nhau. Tác giả, tác phẩm đưa ra công khai với người đọc, nên phản hồi của họ cũng sẽ có tác động đến ban giám khảo. Tác phẩm nào độc giả ủng hộ mà ban giám khảo thấy không hay, chúng tôi cũng phải xem lại suy nghĩ của mình”.

Ap luc  “tuoi 20”

Loạt sách đầu tiên của Văn học tuổi 20 lần V

Với đơn vị tổ chức, áp lực cũng xuất phát từ cách làm mới là cho xuất bản sách trước khi cuộc thi công bố kết quả chung cuộc. Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ, nói: “Từ góc độ nhà tổ chức, việc chọn in tác phẩm dựa trên tiêu chí chất lượng tốt, đủ điều kiện để xuất bản phục vụ độc giả, còn việc tác phẩm có vào chung khảo hay đoạt giải không, chúng tôi không có ý kiến”. Tuy vậy, có thể thấy ban tổ chức đã rất chăm chút trong đợt in đầu gồm năm tác phẩm đại diện cho năm dạng đề tài và thể loại khác nhau gồm: Anh đã đợi em từng ngày - Nguyễn Thị Thanh Bình, Hạt hòa bình - Minh Moon, Ngôi nhà không cửa sổ - Khiêm Nhu, Ở trọ Sài Gòn - Nguyễn Hoàng Vũ và Urem người đang mơ - Phạm Bá Diệp.

Dù cuộc thi có thâm niên, giám khảo có tên tuổi, mặt bằng thí sinh khá, thì việc mạnh dạn đổi mới để trẻ hóa như chính tên gọi cuộc thi là điều cần thiết. Kết quả liệu có đúng như nhận định khả quan của nhà văn Nguyễn Đông Thức rằng “Văn học tuổi 20 làm được nhiều điều mà các cuộc thi khác không làm được là phát hiện nhiều cây viết tài năng cho làng văn” hay không chỉ được biết sau… một năm nữa, khi giải thưởng được công bố vào tháng 9/2014. Nhưng trước mắt, lần lượt 100 tác phẩm sẽ được in thành sách cho độc giả “kiểm định” đã là một điều rất thú vị.

 Võ Tiến

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI