Áo dài tỏa sáng miền di sản

29/04/2019 - 08:06

PNO - 'Áo dài trên con đường di sản' là chủ đề của lễ hội áo dài diễn ra vào tối 28/4 tại Quảng trường Ngọ Môn trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019.

Ao dai toa sang mien di san
Với hoạt động mang chủ đề Áo dài trên con đường di sản trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống (NTTH) Huế 2019, du khách đã được chiêm ngưỡng 16 bộ sưu tập áo dài đặc sắc của 17 nhà thiết kế với sự tham gia của 200 diễn viên và người mẫu trong cả nước.
Ao dai toa sang mien di san
Áo dài năm nay giới thiệu các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên con đường di sản miền Trung, trong đó Thanh Hóa có Thành nhà Hồ, Nghệ Tĩnh có dân ca ví dặm, Quảng Bình có Phong Nha Kẻ Bàng, Huế có Quần thể di tích triều Nguyễn, Quảng Nam có phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…
Ao dai toa sang mien di san
16 bộ sưu tập của các nhà thiết kế (NTK) tên tuổi, như: Cao Duy, Viết Bảo, Ngọc Hân, Nhi Hoàng, Phương Thanh, Minh Hạnh… thể hiện vẻ đẹp của di sản bằng chất liệu lụa truyền thống.
Ao dai toa sang mien di san
Đây là những đề tài khó đối với các NTK, song cái mới, cái khó trong từng chủ đề chính là điều tạo nên tầm vóc cho lễ hội áo dài hằng năm và đáp ứng sự mong mỏi của du khách.
Ao dai toa sang mien di san
Là một trong những NTK của Huế tham gia trình diễn tại lễ hội áo dài, NTK Viết Bảo chọn chủ đề Tôn vinh chất liệu truyền thống để đẩy lùi tơ lụa giả. Bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn, thể hiện sinh động qua 30 mẫu thiết kế ấn tượng.
Ao dai toa sang mien di san
Theo NTK Viết Bảo, mỹ thuật triều Nguyễn là một trong những di sản nổi bật của Huế, trong đó vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng thành có dấu ấn rõ nét nên đã vận dụng để điểm xuyến trên tà áo dài. Ngoài ra, trên các mẫu thiết kế là hoa văn trang trí từ các linh vật, các kiểu thức hoa lá, họa tiết trang trí... được cách điệu.
Ao dai toa sang mien di san
 
Ao dai toa sang mien di san
Cùng chung niềm cảm hứng từ Quần thể di tích Huế, nhà thiết kế Trần Thanh Mẫn đã lấy cảm tác từ những bức tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết về nhã nhạc cung đình Huế tạo nên bộ sưu tập để lại nhiều ấn tượng cho người xem.
Ao dai toa sang mien di san
Mỗi năm lễ hội áo dài đều mang một sắc thái mới. Năm 2014, chủ đề của Lễ hội Áo dài Huế là Thế giới trong tà áo dài Việt. Năm 2017 là Hội họa Huế trong tà áo dài và năm nay 2019 là Áo dài trên con đường di sản.
Ao dai toa sang mien di san
Để áo dài phát triển và được mọi người yêu quý, tôn trọng thì việc "làm mới" áo dài một cách sáng tạo là rất cần thiết.
Ao dai toa sang mien di san
Đặc biệt trên các mẫu thiết kế, nhiều biểu tượng trừu tượng như mây, mưa cho đến  hình ảnh con bài tới chùa Cầu, thánh địa Mỹ Sơn., Hội An... đều được các nhà thiết kế cách điệu thành  những hoa văn trang trí trên tà áo dài rất đẹp mắt.
Ao dai toa sang mien di san
 Cho đến nay, dù chưa ai trao tặng danh hiệu nào cho áo dài, nhưng trong tâm thức của hầu hết người Việt, áo dài đã là một di sản văn hóa.
Ao dai toa sang mien di san
Thông qua những bộ sưu tập được trình diễn tại lễ hội áo dài tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019, các NTK mong muốn tôn vinh chất liệu lụa truyền thống của làng nghề Việt Nam, tiến tới xóa bỏ những chất liệu không nguồn gốc, vải giả tơ lụa đang trà trộn trên thị trường, đánh lừa người tiêu dùng.
Ao dai toa sang mien di san
 Chính những lễ hội áo dài đã góp phần làm nên thành công cho mỗi kỳ Festival, đồng thời  càng làm cho cố đô Huế đẹp hơn trong lòng mọi người.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI