'Anh hùng di hận': Sinh động câu chuyện sử

14/09/2018 - 17:03

PNO - Điểm thú vị nhất ở kịch bản 'Anh hùng di hận' là không chỉ những gợi mở về một giai đoạn lịch sử ở cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, mà còn ở cách khắc họa nhân vật Hồ Quý Ly.

Hồ Quý Ly với những chính sách cải cách triều chính, đất nước ở thế kỷ XIV- XV vẫn là mảng lịch sử ít được kể lại trong các tác phẩm nghệ thuật, do còn nhiều tranh cãi về công và tội. Có lẽ vì vậy, Anh hùng di hận (tác giả: Đăng Minh, đạo diễn: NSND Giang Mạnh Hà) của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả chỉ sau vài phút mở màn.

'Anh hung di han': Sinh dong cau chuyen su
Những sự kiện lịch sử của dân tộc thời nhà Trần cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông công chúng

Nhân vật Hồ Quý Ly và triều đại 7 năm của nhà Hồ được kể lại với những điểm nhấn quan trọng. Từ một vị quan được vua tin tưởng, trong cảnh rối ren của triều đại nhà Trần, Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền lực.

Bức vua Trần Thuận Tông đi tu, nhường ngôi cho thái tử An, cũng là cháu ngoại của Hồ Quý Ly. Không dừng lại ở đó, Hồ Quý Ly truất ngôi vua của cháu ngoại Trần Thiếu Đế, trao quyền cho con trai Hồ Hán Thương. Dù là Thái Thượng hoàng, Hồ Quý Ly vẫn là người quyết định chuyện triều chính, quản lý đất nước, sách lược chống ngoại xâm...

'Anh hung di han': Sinh dong cau chuyen su
Hồ Quý Ly - nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam với cả công lẫn tội khi xây dựng triều đại nhà Hồ

Bị lên án vì đã ép Lý Thuận Tông nhường ngôi để rồi chuyển giao triều chính từ nhà Trần sang nhà Hồ. Truất ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly còn để đất nước rơi vào tay quân đô hộ phương Bắc. Bảy năm trị quốc, nhà Hồ không được lòng dân, muôn dân oán than, thống khổ.

'Anh hung di han': Sinh dong cau chuyen su
Đông Nguyên - kép trẻ khá ấn tượng của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai

Nhưng ở góc độ khác, Anh hùng di hận cũng cho thấy nhiều đóng góp của Hồ Quý Ly cho đất nước Đại Ngu. Ông là vị vua đã có rất nhiều cải cách tiến bộ, vượt tầm thời đại, với mong muốn đất nước trở nên hùng cường hơn.

Tuy nhiên, với thời lượng chỉ hơn hai tiếng đồng hồ, có vẻ như Anh hùng di hận vẫn chưa đủ sức làm thỏa mãn những khán giả am hiểu về nhân vật Hồ Quý Ly và giai đoạn lịch sử ở thời điểm này.

'Anh hung di han': Sinh dong cau chuyen su
Những bài học của Hồ Quý Ly cách đây hơn 600 năm vẫn còn nguyên gia trị

Một trong những thành công ở Anh hùng di hận là cách chọn điểm nhấn, thông điệp của kịch bản. Câu chuyện từ cách đây hơn 6 thế kỷ vẫn vẹn nguyên những bài học cho ngày hôm nay.

Cho dù xuất phát từ khát vọng mang lại một cuộc sống ấm no cho dân, xây dựng một đất nước hùng cường thì mọi kế hoạch cũng không thể vội vàng, không thể chủ quan, duy ý chí mà phải dựa vào thực tế, nguyện vọng của nhân dân. Cải cách vội vàng sẽ thất bại. Từ hơn 600 năm trước, Hồ Quý Ly đã nhận ra rằng, “Nền móng của một vương triều phải được xây dựng từ lòng dân. Lòng dân mất, Vương triều sẽ sụp đổ”.

'Anh hung di han': Sinh dong cau chuyen su
Anh hùng di hận và những diễn viên trẻ nhiều triển vọng của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai

Cùng với sức hấp dẫn của kịch bản, Anh hùng di hận còn mang lại nhiều ấn tượng nhờ dàn diễn viên trẻ, ca diễn tốt, khá chững chạc và biết cách làm chủ sân khấu: Hoàng Việt Trang (Trần Thuận Tông), Đông Nguyên (Trần Khát Chân), Thành Vinh (Hồ Nguyên Trừng)...

Riêng với Sang Sang (vai Thu Sương), cô diễn viên trẻ vừa ra trường đã nhận Huy chương trong lần đầu tham gia Liên hoan cải lương năm 2015, là một thoáng thất vọng với những ai đã từng biết Sang Sang trước đó ở cảnh diễn đầu tiên bước ra sân khấu. Nhưng ở cảnh diễn kế tiếp, Sang Sang đã tìm lại được chính mình. Thu Sương, vì vậy, đủ sức mang lại cho người xem những cảm xúc đẹp.

'Anh hung di han': Sinh dong cau chuyen su

Sang Sang trở lại sân khấu ở lớp diễn tiếp theo với nhiều nội lực và tự tin hơn trong ca diễn

Vở diễn còn có sự tham gia của các diễn viên: NSƯT Ngân Vương, Xuân Vương, Mỹ Vân, Nguyễn Kim Khánh, Phạm Hoàng Khải, Võ Hoài Nam…

Bài, ảnh: Thảo Vân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI