Xét xử vụ tai biến chạy thận: Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm về việc gây hiểu lầm nghiêm trọng trong vụ án

29/05/2018 - 18:30

PNO - Qua 2 văn bản trả lời CQĐT và văn phòng luật sư có sự chênh lệch giữa bắt buộc và khuyến cáo, VKS thừa nhận đã có sự hiểu lầm nghiêm trọng.

Trong phiên tòa chiều ngày 29/5, đại diện của Bộ Y tế là ông Nguyễn Huy Quang - Vụ Trưởng Vụ pháp chế đã có mặt tại tòa để trả lời những vấn đề mà luật sư Trần Hồng Phúc, người bảo vệ cho bị cáo Hoàng Công Lương đã nêu trong phiên tòa ngày hôm trước. 

Xet xu vu tai bien chay than: Bo Y te phai chiu trach nhiem ve viec gay hieu lam nghiem trong trong vu an
Luật sư Trần Hồng Phúc

Theo đó, bà Phúc cho rằng, đã có lỗi vô cùng nghiêm trọng, có thể gây hiểu nhầm và trở thành cơ sở kết tội bị cáo Lương và 2 bị cáo còn lại trong Công văn số 4342 của Bộ Y tế trả lời CQĐT và VKS.

Trong văn bản gửi cho CQĐT, Bộ Y tế cho rằng phải làm xét nghiệm AAMI sau khi bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nước RO. Nhưng cũng cùng câu hỏi ấy của văn phòng luật sư, Bộ Y tế chỉ cho rằng việc làm xét nghiệm AAMI chỉ là khuyến cáo. 

Trả lời trước tòa, ông Quang cho biết, văn bản thứ 2 gửi cho văn phòng luật sư được dựa trên văn bản đã gửi cho CQĐT và VKS. Tuy nhiên, chính ông này cũng không thể giải thích được vì sao ở văn bản đầu tiên lại thể hiện quan điểm là bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm AAMI còn ở văn bản thứ 2 lại nói là chỉ khuyến cáo làm xét nghiệm.

Xet xu vu tai bien chay than: Bo Y te phai chiu trach nhiem ve viec gay hieu lam nghiem trong trong vu an
Đại diện VKS

Sau câu trả lời của ông Quang, đại diện VKS đã cho rằng, sự khác nhau trong văn bản này đã gây hiểu lầm nghiêm trọng. Chỉ đến khi ông Quang thừa nhận sự khác nhau này, VKS mới biết mình đã hiểu lầm. Đại diện VKS cũng cho rằng, Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm về những hậu quả của việc gây hiểu lầm này.

Liên đoàn Lao động lên tiếng bảo vệ bác sĩ Hoàng Công Lương

Cũng trong chiều nay, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã cho biết, những ngày qua đã theo dõi sát sao việc TAND TP Hòa Bình xét xử bị cáo Hoàng Công Lương cùng một số bị cáo liên quan đến tai biến chạy thận nhân tạo gây chết 9 người. Đây là vụ án đặc biệt phức tạp, được các cấp Công đoàn đặc biệt quan tâm

Qua theo dõi phiên tòa, nhận thấy sự phức tạp trong quá trình thẩm vấn công khai và những ngày đầu của phần tranh luận, với tư cách là tổ chúc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị TAND TP Hòa Bình trực tiếp là HĐXX xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện các chứng cứ vụ án, đặc biệt lưu tâm các chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Hoàng Công Lương, không để làm oan người vô tội.

Bồi thường cho gia đình các nạn nhân, BVĐK Hòa Bình đòi... hóa đơn chứng từ

Hôm nay cũng là ngày tròn 1 năm kể từ ngày xảy ra sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình (29/5/2017-29/5/2018). Phiên tòa xét xử các bị cáo cũng diễn ra đến ngày thứ 11, thay vì 4 ngày như dự kiến, gia đình của 9 nạn nhân tử vong vẫn mong mỏi được nhận đền bù từ phía cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm. Đại diện cho gia đình 9 nạn nhân, luật sư Nguyễn Hoàng Trung đã yêu cầu bệnh viện phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại. ​

Sau khi đại diện bệnh viện và VKS thể hiện quan điểm đề nghị bệnh viện liên đới cùng công ty Thiên Sơn chịu trách nhiệm, luật sư Trung đã phản bác lại quan điểm này: "Sự việc xảy ra, các bệnh nhân không biết được quy trình nội bộ thế nào. Họ giao toàn bộ tính mạng cho bệnh viện. Pháp luật đã quy định rõ, do vậy không thể phủ nhận trách nhiệm bồi thường của Bệnh viện".

Ông này cho biết, quan hệ giữa BVĐK tỉnh Hòa Bình và công ty Thiên Sơn là quan hệ riêng, không liên quan đến các bệnh nhân. Các bệnh nhân chỉ giao dịch với bệnh viện và họ không cần biết Thiên Sơn là đơn vị nào. Đối với số tiền bồi thường, trong phần luận tội, VKS đã chấp nhận các chi phí thực tế, nhưng việc bệnh viện đòi hỏi hóa đơn chứng từ là thiếu thiện chí, không thể chấp nhận được.

An Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI