TP.HCM xây dựng ứng dụng đo lường sự quan tâm của người dân trên mạng xã hội

12/05/2019 - 13:25

PNO - Trung tâm điều hành chỉ huy của đô thị thông minh đã xây dựng một ứng dụng lắng nghe, nắm bắt thông tin phản ánh trên mạng xã hội, từ đó đo lường sự quan tâm của người dân.

Sáng 12/5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã tham dự buổi công bố kết quả triển khai giai đoạn 1 các trung tâm của đề án xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025, do UBND TP.HCM tổ chức.

Sau 1,5 năm triển khai từ tháng 11/2017, mô hình đô thị thông minh đã dần thành hình với sự ra đời của một số trung tâm.

TP.HCM xay dung ung dung do luong su quan tam cua nguoi dan tren mang xa hoi
Ông Dương Anh Đức - Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM báo cáo kết quả triển khai giai đoạn 1 các trung tâm thuộc đề án đô thị thông minh

Hiện tại, kho dữ liệu dùng chung của TP.HCM (giai đoạn 1) đã đi vào hoạt động. Dữ liệu được tích hợp từ dữ liệu của các sở ngành như Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục thuế thành phố, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Lao động - thương binh và xã hội…

Những dữ liệu quan trọng từ các sở ngành này như về khiếu nại tố cáo, đường dây nóng, người nộp thuế, dữ liệu đất đai… đã được tích hợp vào kho dữ liệu dùng chung.

Dữ liệu này đã được triển khai phục vụ cho công tác điều hành của lãnh đạo TP.HCM. Một phần dữ liệu dùng chung được phục vụ người dân về tra cứu thông tin cơ sở khám chữa bệnh, chứng chỉ hành nghề y ở địa chỉ của cổng dữ liệu mở TP.HCM:

TP.HCM xay dung ung dung do luong su quan tam cua nguoi dan tren mang xa hoi
Cổng dữ liệu mở TP.HCM đã cho mở thông tin về y tế

Hơn 1.000 camera đã được tích hợp về Trung tâm điều hành chỉ huy của đô thị thông minh. Đây là các camera giám sát của Sở Giao thông vận tải, ủy ban nhân dân các quận như: 1,12, Phú Nhuận, Gò Vấp…

Theo ông Dương Anh Đức - Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, những camera này được gắn ở nhiều tầm khác nhau từ thấp đến cao, có thể quan sát toàn bộ thành phố nhưng cũng có thể nhận dạng hình ảnh khuôn mặt, đeo bám đối tượng.

Một ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI đã được tích hợp vào hệ thống để phân tích dữ liệu từ cả nghìn camera.

Chẳng hạn, ứng dụng AI tự động đo đếm lưu lượng giao thông, nhận định tình hình kẹt xe hoặc nhận diện hình ảnh khuôn mặt của đối tượng cần đeo bám để tự động hiển thị trên bảng điều khiển của Trung tâm điều hành chỉ huy đô thị thông minh.

Trí tuệ nhân tạo AI cũng có thể giám sát việc tụ tập đông người cũng như các hành vi bạo lực.

Với các camera được tích hợp từ sở ban ngành, từ Trung tâm điều hành chỉ huy, có thể dùng camera xác định hư hỏng của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị như điện, viễn thông, cấp thoát nước.

Ông Dương Anh Đức cho biết Trung tâm điều hành chỉ huy của đô thị thông minh đã xây dựng một ứng dụng lắng nghe mạng xã hội, nắm bắt thông tin phản ánh trên mạng xã hội, đo lường sự quan tâm của người dân.

Sau hơn 1,5 năm triển khai, ngoài kho dữ liệu dùng chung và Trung tâm điều hành chỉ huy đã được thành lập, vào tháng 6/2019, Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã sẽ chính thức vận hành.

Trung tâm này có chức năng quan sát, dự báo kinh tế TP.HCM với các chỉ số về sản xuất, lưu thông, tiêu thụ àng hóa, đầu tư, tài chính, giá cả…

TP.HCM xay dung ung dung do luong su quan tam cua nguoi dan tren mang xa hoi
Trung tâm điều hành chỉ huy của đô thị thông minh TP.HCM

TP.HCM cũng đã phê duyệt đề án thành lập công ty cổ phần vận hành Trung tâm An toàn thông tin thành phố với vốn nhà nước chiếm từ 51% trở lên.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các trung tâm của đề án đô thị thông minh phải sớm tích hợp các dữ liệu quan trọng trước tháng 10/2019.

Ông Nhân đề nghị phải đưa các thông tin về kết luận thanh tra thành phố (từ năm 2016 đến nay) vào dữ liệu dùng chung để công khai cho người dân và báo chí. Các dự án đầu tư đang có và đang kêu gọi cũng phải đưa vào dữ liệu để cung cấp cho người dân.

Ông cũng chỉ đạo phải đưa vào các cơ sở dữ liệu của ngành y tế, trường học, dịch vụ du lịch, đất đai…vào dữ liệu dùng chung.

TP.HCM xay dung ung dung do luong su quan tam cua nguoi dan tren mang xa hoi
Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội TP.HCM. Ảnh: thanhuytp.hcm.vn

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, phải công khai chuẩn của các loại camera để sau này kết nối vào hệ thống. Ông cũng yêu cầu các sở ngành phải thực hiện các mô hình dự báo như về ùn tắc giao thông, ngập nước, tăng dân số, lún đất tại TP.HCM.

Lộ trình triển khai đề án đô thị thông minh tại TP.HCM

Giai đoạn 1 (2017 - 2020): Triển khai xây dựng nền tảng công nghệ cho đô thị thông minh trong đó tập trung vào Hạ tầng điện toán đám mây, Trung tâm dữ liệu dự phòng, Nền tảng dữ liệu mở, Nền tảng phân tích dữ liệu lớn, Kho dữ liệu dùng chung và các CSDL dùng chung, Trung tâm điêu hành thông minh (IOC) với các nền tảng dịch vụ công dân và Trung tâm giám sát an ninh thông tin (SOC - có thể được tích hợp vào Trung tâm IOC).

Triển khai một số các giải pháp thông minh đáp ứng những nhu cầu cấp thiết hiện nay của thành phố theo các chương trình đột phá đê sớm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, bao gồm: Chính quyền số, giao thông, môi trường, chống ngập, an ninh trật tự, y tế & sức khỏe người dân..

Giai đoạn 2 (2021 - 2025): Tập trung triển khai các giải pháp thông minh trong các lĩnh vực chuyển ngành một cách đồng bộ, giúp giải quyết các vấn đê quan trọng của thành phố trong nhiêu lĩnh vực. Các giải pháp thông minh chuyển ngành đã khởi động triển khai từ giai đoạn 1 cần tiếp tục được mở rộng, cùng với việc cập nhật dữ liệu

Giai đoạn 3 (Sau 2025): Tiếp tục đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn sau 2025 hướng đến tầm nhìn dài hạn hơn. Nền tảng công nghệ sẽ tiếp tục được củng cố đê nâng cao năng lực xử lý, lưu trữ, mức độ an toàn, bảo mật. Các giải pháp thông minh được nâng cấp theo hướng ngày càng thông minh hơn và mở rộng ra các lĩnh vực khác của đời sống.

Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI