Vì sao các bậc cha mẹ khổ sở 'cai nghiện' màn hình điện tử cho con?

20/11/2018 - 13:55

PNO - Sáng thứ Bảy, còn sớm tinh mơ Henry Hailey đã thức dậy, cậu bé 10 tuổi mặc bộ đồ ngủ ngồi trước màn hình máy tính lớn dưới tầng hầm để chơi game trực tuyến “Fortnite”.

Cậu thất vọng thốt lên qua tai nghe phát ánh sáng xanh với Gus, một bạn học lớp 5 sống chỉ cách nhà cậu mấy khối nhà, lúc này cũng đang ngồi trước màn hình chơi game: “Tiếc quá, tớ chỉ còn có vài bước nữa là tới mà chết, thật không đáng chút nào!”.

Vi sao cac bac cha me kho so 'cai nghien' man hinh dien tu cho con?
Henry Hailey, 10 tuổi, ham mê trò chơi trực tuyến "Fortnite".

Rồi Henry lại hào hứng bắt đầu trận chiến mới của mình trên màn hình. Cậu có thể chơi cả ngày nếu được cha mẹ cho phép? “Có thể là vậy”, cậu bé khẽ cười thú nhận.

Nhưng cha mẹ cậu không cho phép như thế. Giống như nhiều bậc cha mẹ khác, ông bà Hailey cũng đang trong “trận chiến” của mình với nhiệm vụ hạn chế thời gian ngồi trước màn hình của Henry và Everett, người anh 15 tuổi của cậu.

Đối với một số phụ huynh, nhiệm vụ này dường như là “bất khả thi”, vì họ quá bận rộn đối phó với các loại màn hình lớn nhỏ tràn ngập khắp nơi quanh đứa trẻ sinh hoạt.

Bắt Henry rời khỏi màn hình thực sự là một trận chiến quyết liệt. Barb Hailey, mẹ cậu bé nói: “Nó rời màn hình, sau đó cứ càu nhàu, nhăn nhó khi chúng tôi nói nó làm việc gì đó khác”. Mẹ cậu bé thừa nhận, cả Henry cũng như mẹ đều không vui vẻ gì, vậy làm thế làm gì?

Các chuyên gia giáo dục nói rằng mục tiêu của việc hạn chế con cái ngồi trước màn hình là giúp trẻ học cách quản lý thời gian khi chúng lớn lên, duy trì hoạt động thể chất và kết nối xã hội nhiều hơn. Nhưng nhiều cha mẹ ở Mỹ dường như đang sa vào một cuộc chiến quyền lực với tất cả hỉ nộ ái ố, tình hình không dễ dàng gì khi con cái mê màn hình ở tuổi ngày càng nhỏ.

Một cuộc khảo sát trẻ từ 13 đến 17 tuổi do tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media thực hiện mới công bố mùa thu năm nay cho thấy, 95% thanh thiếu niên ở Mỹ có thiết bị di động riêng. 70% trong số đó kiểm tra mạng xã hội nhiều lần trong ngày, tăng so với 34% của năm 2012. Hơn một nửa các em được hỏi nói rằng thiết bị của mình làm xao lãng việc làm bài tập về nhà hoặc lơ đãng khi giao tiếp với người xung quanh.

Một số công ty công nghệ nay cũng thừa nhận những lo ngại về việc người dùng lạm dụng các phương tiện kỹ thuật số. Apple thiết lập chức năng “Khống chế thời gian”, có thể dùng để thiết lập giới hạn thời gian, trong phần mềm iPhone mới nhất của mình. Các điện thoại Android cũng có ứng dụng “Google cho gia đình”, cho phép cha mẹ có thể đặt hạn chế thời gian và theo dõi việc kiểm tra con cái.

Vi sao cac bac cha me kho so 'cai nghien' man hinh dien tu cho con?
 

Tuy nhiên, các tính năng đó không được bật theo mặc định, vì vậy việc áp dụng “giới hạn mới” có thể gây sốc cho người sử dụng app.

Chuyện đó cũng xảy ra hồi mùa hè trong gia đình Hailey ở Khu Bắc Chicago, Mỹ, sau khi ông Allen Hailey, bố cậu bé, bắt đầu kiểm tra thời gian cậu con trai lớn Everett dùng Wi-Fi. Everett ngồi trước màn hình hơn 4 giờ một ngày để xem video thể thao, chơi game và "chát chít" với bạn bè trên mạng xã hội.

Người cha nói rằng con cái trong nhà không ý thức được chúng đã ngồi bao lâu trước màn hình và quyết định tắt Wi-Fi trong một số giờ nhất định. Ông thử làm điều này ban đêm, không báo trước cho hai anh em Henry.

Xung đột lập tức nổ ra, Everett càu nhàu vì đang chuyện trò với bạn trên internet thì "rớt mạng”. Ông bố cứng rắn khuyên con nên đọc sách hay đi ra ngoài chụp ảnh. Cậu con trai lớn đáp thế nào? "Con đã không làm bất cứ điều gì sai trái để bị như vậy”, Everett khăng khăng, “nếu con hoàn thành công việc của mình, con nghĩ mình nên có thời gian riêng”.

Các nhà nghiên cứu nghiên cứu xu hướng này thường tránh sử dụng từ "nghiện" khi nói đến màn hình, vì nó không phải là một chẩn đoán chính thức liên quan đến sức khỏe tâm thần. Nhưng mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm thuật ngữ "rối loạn chơi game" vào danh sách gây phiền não. Đó là việc chơi game ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ, học tập và làm việc.

"Một trong những triệu chứng có thể kể đến là việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại thông minh”, Heather Senior Monroe, một quản trị viên Newport Academy và nhân viên xã hội lâm sàng nói. Ông khẳng định đây là một triệu chứng lớn.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Henry và Everett, vấn đề thực sự là bố mẹ các em dường như nghiêm khắc quá mức.

Vi sao cac bac cha me kho so 'cai nghien' man hinh dien tu cho con?
 

Giống như rất nhiều thiếu niên, Everett tiết kiệm tiền và tự mua cho mình một chiếc iPhone kiểu cũ, cậu cũng sử dụng một laptop Chromebook để làm bài tập về nhà. Vậy mà mẹ cậu nói, ở tuổi của cậu, thói quen sử dụng màn hình có thể là một nguyên nhân dẫn đến “sai trái”. Và người mẹ vẫn không nhượng bộ.

Được hỏi về vấn đề này, Sarah Domoff, một chuyên gia tâm lý thuộc Đại học Central Michigan nói rằng, tại sao các phụ huynh trước hết không hỏi con, ở trường con học thế nào? Con có hay rèn luyện thể lực và là một thiếu niên ham hoạt động hay không? Con có kết nối với mọi người theo cách tích cực hay không? Mà chỉ cấm và cấm!

Sự tương tác và hỗ trợ của cha mẹ có thể giúp con cái “thoát khỏi” màn hình. Bố mẹ không căng thẳng khi con cái chúi đầu vào màn hình, cùng với các biện pháp cứng rắn, họ khích lệ con làm việc khác. Everett đi ra ngoài mua sách đọc khi không có mạng và cậu nhắn tin cho cha biết điều này.

Hai anh em thường xuyên đi chơi với bạn bè, cả hai đều chơi bóng đá. Everett còn chơi saxophone. Henry chơi kèn và gần đây học thêm đánh trống.

Người mẹ cười: "Vì vậy, khi chúng tôi nói: hãy rời mắt khỏi màn hình mà con trai đi ra ngoài chơi và học đánh trống, thì chúng tôi phải chấp nhận quyết định đó”.

Thanh Vân (Theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI