Syria tạo bước ngoặt Palryma: Thổ - Ả Rập không chịu thua đau

30/03/2016 - 14:25

PNO - Damascus sẽ gặp một vấn đề với khủng bố, vì các nhóm Hồi giáo cực đoan vẫn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi.

Ngày 29/3, Sputnik dẫn lời giảng viên cao cấp môn kinh tế chính trị tại trường đại học Sydney Tim Anderson cho biết, sau khi giành lại Palmyra từ nhóm Hồi giáo cực đoan (IS), quân đội Syria và các lực lượng đồng minh sẽ nhanh chóng lấy lại các khu vực khác đang nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh rằng, Damascus vẫn phải gặp một vấn đề với chủ nghĩa khủng bố vì các nhóm Hồi giáo cực đoan vẫn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi.

Syria tao buoc ngoat Palryma: Tho - A Rap khong chiu thua dau
Quân đội Syria giải phóng thành cổ Palryma.

Rõ ràng, việc quân đội Syria dưới sự hỗ trợ của Nga giành lại được thành phố cổ Palmyra từ tay tổ chức IS là một cột mốc quan trọng về mặt chiến lược.

Chiến thắng lịch sử này là bàn đạp để quân đội Syria giành lại hai thành trì trong tay quân thánh chiến, Deir Ezzor, Raqqa, đánh đuổi phiến quân IS ra khỏi lãnh thổ Syria, nâng cao vị thế, tiếng nói của Chính quyền Assad trên bàn đàm phán.

Dĩ nhiên, điều này càng khiến cho mục tiêu lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad của Ankara, Ryahdh càng trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy, 2 quốc gia này đâu thể dễ dàng chấp nhận thua đau, do đó giới chuyên gia nhận định rằng việc hỗ trợ khủng bố chống lại quân đội Syria tại thời điểm này có thể Thổ và Ả Rập Saudi vớt vát tình thế.

Cũng theo ông Anderson, liên minh do Mỹ dẫn đầu chỉ đạt được những thành công rất hạn chế trong cuộc chiến chống các nhóm khủng bố, bởi thực chất đánh bại chúng không phải là mục tiêu của họ.

Ông Anderson dẫn chứng rằng: ""Khi một nhóm rất lớn khoảng 1.600 tay súng cực đoan đi qua sa mạc để vào đánh chiếm Palmyra, đã không có một vụ đánh bom nào từ Mỹ. Như vậy Washington đã làm thỏa mãn được mục đích của IS là giành lại lãnh thổ từ chính phủ Syria”.

Ngoài ra, ông Anderson còn cho rằng, tình báo Mỹ nắm rõ các kế hoạch của các nhóm đối lập ở Syria từ cách đây bốn năm. Cụ thể, nhóm Jabhat al-Nusra liên kết với al-Qaeda, IS và các nhóm Salafist khác muốn thiết lập một triều đại ở miền Đông Syria. Bằng chứng đó là các đồng minh thân cận của Mỹ đã ủng hộ các nhóm có liên kết với al-Qaeda này.

Vị chuyên gia đánh giá, Raqqa có lẽ sẽ là chiến dịch lớn cuối cùng để giải phóng lãnh thổ Syria, vì nó là một thị trấn khá rộng lớn. Việc giành lại lãnh thổ và các vị trí quan trọng đã mất của quân đội Damascus bây giờ sẽ dễ dàng, và có thể chiếm lại rất nhanh.

"Nhưng tôi e ngại một điều là khủng bố ở Syria sẽ không nhanh biến mất, chúng sẽ không khoan nhượng chỉ vì thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi", ông Anderson nhấn mạnh lại một lần nữa.

Syria tao buoc ngoat Palryma: Tho - A Rap khong chiu thua dau
Ankara từng nhiều lần bị cáo buộc buôn dầu lậu IS.

Những nhận định của giảng viên trường đại học Sydney Tim Anderson là có cơ sở vững chắc trước diễn biến thực tế. Trước đó, sau khi IS tháo chạy, đoàn làm phim tài liệu của RT (Đài Nga) thực hiện hầu hết việc ghi hình của mình ở thị trấn Shaddadi nằm ở tỉnh Hasakah của Syria.

Cụ thể, sau khi Shaddadi được giải phóng, RT quay lại cảnh các binh sĩ người Kurd đi quanh những nơi từng là nơi ở của các chiến binh IS và kiểm tra các đống tài liệu bị vứt bỏ lại.

Một trong các tay súng IS tiết lộ với RT rằng không hề có lính biên phòng đợi chờ kiểm tra họ khi họ vượt biên giới từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria. Chiến binh IS này nói trước ống kính camera rằng, tổ chức IS trên thực tế có bán dầu cho Thổ. Mặc dù nhiều lần bị Nga và các nước tố cáo buôn dầu lậu IS nhưng Ankara vẫn chưa từng thừa nhận việc này.

Thêm vào đó, trong những ngày cuối tháng 2 vừa qua, Chính phủ Damascus từng đưa ra cảnh báo Ả Rập Saudi đang gấp rút chuẩn bị cho một cuộc “xâm lược” Syria với sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Syria cũng nhận định rằng, cả Ankara và Riyadh đều đã khởi đầu một số hoạt động quân sự nhằm vào chính quyền Tổng thống Assad. Thổ đã gửi một nhóm binh sĩ đến Ả Rập để hỗ trợ và lực lượng của 2 nước đã cùng nhau tham gia một buổi diễn tập trên không ở căn cứ không quân phía Nam Ankara, khu vực giáp biên giới Syria.

Từ việc hưởng nguồn lợi đáng kể từ dầu lậu IS, cũng như mượn chính tay tổ chức khủng bố để để đối phó với lực lượng người Kurd Syria thì việc Ankara hỗ trợ đắc lực cho khủng bố không phải là điều quá bất ngờ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI