Phụ nữ Hồi giáo và World Cup 2014

23/06/2014 - 10:40

PNO - PN - Trái bóng Brazuca lăn trên 12 sân vận động ở Brazil trong mùa World Cup này được làm ra từ bàn tay của những người phụ nữ Hồi giáo, nhưng khắc nghiệt là những người làm ra quả bóng không được phép theo dõi đường đi hấp dẫn...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bại trận 0-1 trước Argentina trong trận đấu ngày 21/6 và cũng không phải được xem là đội mạnh ở World Cup 2014, nhưng đội tuyển Iran vẫn được các cổ động viên quê nhà yêu mến, trong đó có cả các fan nữ. Thế nhưng, ở đất nước Hồi giáo này, nhà cầm quyền Iran đã cấm các quán cà phê, nhà hàng chiếu các trận đấu ở World Cup. Các rạp chiếu phim được chiếu với điều kiện không được dồn hết khán giả vào chung phòng chiếu mà phải tách riêng theo giới tính. Vậy là ở mùa bóng này, các fan nữ người Iran chỉ có thể ở trong nhà âm thầm bày tỏ tình yêu với quả bóng. Chuyện phụ nữ Iran bị ép buộc phải tránh xa môn thể thao “vua” này chẳng hề xa lạ với cộng đồng thế giới, bởi từ năm 1979, Iran đã có quy định cấm nữ giới bén mảng đến các sân vận động xem đá bóng. Tuy nhiên, có vẻ như càng ngày sự hà khắc dành cho các fan nữ của "túc cầu giáo" ở các quốc gia theo đạo Hồi đang tăng theo cấp số nhân.

Phu nu Hoi giao va World Cup 2014

Phụ nữ Hồi giáo và World Cup 2014

Bị hạn chế tiếp cận với World Cup 2014, nhưng phụ nữ Hồi giáo lại là những người góp công rất lớn cho các trận cầu vì từ đôi bàn tay của họ, những trái bóng Brazuca sử dụng trong kỳ World Cup này đã ra đời. Brazuca là quả bóng thế hệ thứ 12 do Adidas sản xuất nhằm phục vụ World Cup. Bóng được Adidas đặt hàng từ nhà máy Forward Sports nằm ở thị trấn Sialkot thuộc miền Đông Pakistan. Năm ngoái, các công nhân của Forward Sports đã làm ra 30 triệu quả bóng xuất khẩu khắp thế giới, chiếm khoảng 40% sản lượng bóng xuất xưởng trên toàn cầu. Những quả bóng của nhà máy thường được sử dụng trong các giải lớn như Bundesliga (Đức), Champions League (Anh) và bây giờ là World Cup. 90% công nhân tham gia vào quá trình chế tác trái bóng Brazuca tinh xảo là phụ nữ vì sự siêng năng, tỉ mỉ của họ rất thích hợp cho việc sản xuất bằng tay. Thời gian hoàn thành một trái bóng mất 40 phút, giá bán của nó gần 160 USD, nhưng người làm ra nó chỉ được hưởng khoảng 101 USD/tháng (10.000 rupee). Ở Pakistan, đây là mức lương tối thiểu hiện nay dành cho những công nhân không lành nghề.

 Hương Nhu (Theo Daily Beast, Latin Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI