Nước Anh rời EU, các nước "đối đầu" Châu Âu nên cười hay nên khóc?

26/06/2016 - 18:56

PNO - Những ngày qua thế giới đang xôn xao về việc nước Anh chuẩn bị "chia tay" với EU, các nước cũng nhộn nhịp không kém khi "kẻ được người mất" từ sự việc này, đặc biệt là các nước đối đầu với EU.

1.Trung Quốc

Theo trang National Interest, trong trường hợp Anh chính thức rời EU, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn cả về chính trị lẫn kinh tế. Trong chuyến công du tới Anh hồi tháng 10/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định “Trung Quốc hy vọng thấy một châu Âu luôn thịnh vượng và thống nhất”. Như vậy, thông điệp Bắc Kinh gửi tới London đã rõ ràng, đó là: Trung Quốc muốn Anh ở lại EU vì điều đó sẽ đảm bảo lợi ích cho Trung Quốc.

Nuoc Anh roi EU, cac nuoc
Trung Quốc thiệt hại nặng nề khi Anh rời EU

Thứ nhất, Trung Quốc mong muốn thắt chặt quan hệ với Anh để từ đó làm bàn đạp cho việc mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này tại châu Âu. Trong bối cảnh Mỹ và Nhật Bản ngày càng gia tăng áp lực tại châu Á, việc chuyển hướng sang châu Âu, mà trước hết là thông qua Anh, càng có ý nghĩa quan trọng đối với Bắc Kinh.

Trung Quốc muốn tăng cường hơn nữa quan hệ song phương với Anh, đưa Anh trở thành đối tác chính và ủng hộ Bắc Kinh tại Liên minh châu Âu.

Lý do thứ hai khiến Trung Quốc lo ngại việc Anh rời EU là vì Anh là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Trung Quốc xâm nhập vào thị trường châu Âu, vốn được biết đến là thị trường rất khó tính.

 Do vậy, nếu Anh chính thức rời EU, lẽ đương nhiên cánh cửa mở ra thị trường dồi dào nguồn tiêu thụ này sẽ bị đóng lại trước mắt Trung Quốc. Nhiều người cho rằng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ phải di dời trụ sở khỏi Anh nếu nước này không còn là một thành viên trong EU.

Lý do thứ ba khiến Trung Quốc muốn Anh ở lại EU là vì Anh được coi là nhân tố quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Anh là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, nằm trong EU, hơn nữa lại có múi giờ thuận tiện cho cả khu vực Đông Á, châu Âu và châu Mỹ, do vậy London sẽ trở thành bệ phóng hoàn hảo để Trung Quốc đưa đồng nhân dân tệ ra thế giới bên ngoài.

Lý do thứ tư, Trung Quốc muốn Anh ở lại EU bởi nước này đã đổ những khoản đầu tư lớn vào xứ sở xương mù. Một danh sách dài các thương hiệu và các công ty ở Anh đang nhận được dòng vốn đầu tư mạnh mẽ của người Trung Quốc bao gồm công ty chế biến ngũ cốc lớn thứ hai nước Anh Weetabix, hệ thống cửa hàng bách hóa House of Fraser, hãng sản xuất xe thể thao MG cars, hai công ty điều hành sân bay Heathrow và sân bay Manchester...

Nuoc Anh roi EU, cac nuoc
Anh "chia tay" EU khiến Trung Quốc có tời 5 thiệt hại lớn

Và cuối cùng, Trung Quốc cũng sẽ “không vui” với một châu Âu bị điều hành bởi Pháp hay Đức. Quan chức ngoại giao cho biết, Bắc Kinh hiện đang coi EU là lực lượng chủ yếu và đặc biệt quan trọng để “cân bằng” so với Mỹ. EU chia rẽ sẽ ít khả năng làm đối trọng với quyền lực của Mỹ. Giới tinh hoa Trung Quốc không muốn trục quyền lực của Mỹ là trục duy nhất. Tờ Thời báo Hoàn cầu viết: “Một thế giới đa cực đòi hỏi có thêm nhiều lực lượng nữa độc lập với Mỹ và cùng tham gia vào quản trị quốc tế”.

Như vậy, trong suốt thời gian qua, Anh luôn là cầu nối giúp Trung Quốc giao lưu với 27 quốc gia thành viên của Liên minh. Nếu Anh thật sự tách khỏi EU, tác dụng cầu nối liên kết này sẽ phần nào chịu hạn chế.

Bắc Kinh lo lắng rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến EU mất đi sức mạnh vốn có của mình, từ đó Trung Quốc cũng sẽ mất đi địa vị kinh tế. Một nhà ngoại giao phương Tây làm việc tại Bắc Kinh đưa ra nhận định rằng, nếu Anh rời khỏi EU, Trung Quốc sẽ mất đi một người ủng hộ tích cực quan trọng trong việc tự do thương mại. 

2. Nga

Cho đến nay, giới chức và báo chí Nga đều không đề cập nhiều tới cuộc trưng cầu dân ý tại Anh nhưng điều đó không có nghĩa là Moscow không quan tâm tới những hệ quả mà Brexit mang lại cho nước này. Bà Andrey Sushentsov, Chủ tịch câu lạc bộ nghiên cứu chính trị Valdai, đồng thời là giáo sư của Viện Quan hệ Quốc tế Moscow nhận định rằng nếu Anh rời EU thì kinh tế Nga sẽ gặp tác hại nặng nề trên nhiều lĩnh vực.

Lý do thứ nhất,  nền kinh tế của Nga gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế của Anh và EU, do đó, kịch bản Brexit xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Moscow. Trong vài thập niên gần đây, EU đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nga trên thế giới.

Năm 2015, EU chiếm 46% ngoại thương của Nga, tương đương 249 tỷ USD. Tính tới đầu năm 2014, Nga đã đầu tư vào Anh 9,1 tỷ USD, vào đảo Síp 19,7 tỷ USD và vào Hà Lan 19,1 tỷ USD. Trữ lượng vàng và ngoại tệ của Nga hiện nay ước tính lên tới 360 tỷ USD, phần lớn trong số này (80%) được ký thác ở các ngân hàng nước ngoài, trong đó khoảng 41,5% trữ lượng được tính theo trị giá đồng euro.

Nuoc Anh roi EU, cac nuoc
Nga có sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến cố Brexit

Lý do thứ hai, vấn đề kinh tế, Brexit được cho là cũng sẽ ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Moscow. Brexit sẽ ảnh hưởng tới dự án Liên minh Kinh tế Á - Âu của Tổng thống Putin khi Anh không còn là thành viên của EU và trở thành một đối tác độc lập trên sân chơi quốc tế.

Lý do thứ ba, để duy trì ảnh hưởng, London có thể chuyển hướng và thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ. Nga có thể lo ngại rằng liên minh mới do Mỹ dẫn đầu với sự tham gia tích cực của Anh cùng các nước Đông Âu sẽ gây bất lợi cho Nga, đặc biệt tại các khu vực sát sườn Nga.

Như vậy, tương tự như với Trung Quốc, kịch bản Brexit xảy ra sẽ khiến Nga gặp nhiều bất lợi và phải định hướng lại chính sách của Moscow đối với Anh cũng như với Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc, bên cạnh những mặt bất lợi, Nga cũng được hưởng những lợi ích rõ rệt từ việc Anh chia tay với EU.

Thứ nhất,  Khủng hoảng ở EU là điều thuận lợi cho Moscow: Nếu không có Anh – một trong những nước lớn tiếng nhất ủng hộ EU trừng phạt Nga, thì áp lực lên Kremlin sẽ giảm.

Nuoc Anh roi EU, cac nuoc
Tuy nhiên cũng có những mặt lợi ích rõ ràng

Thứ 2, Châu Âu yếu hơn kéo theo NATO yếu hơn. Nga từ lâu coi NATO là mối nguy chính trị, quân sự.

Thứ 3, Châu Âu yếu hơn kéo theo NATO yếu hơn. Nga từ lâu coi NATO là mối nguy chính trị, quân sự.

Có thể thấy, việc Anh ra đi thì phía Moskova tỉ lệ mất - được là 50/50. Tuy nhiên, do thay đổi cơ cấu nên Nga sẽ mất thời gian để thích nghi và sắp xếp lại những xáo trộn.

3. Triều Tiên

Bình Nhưỡng tuy không phải là nước có những mâu thuẫn kịch liệt với EU như Anh và Trung Quốc nhưng cũng là nước chịu lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu, và có hiềm khích đặc biệt lớn với Mỹ.

Nếu như Trung Quốc gần như không có lợi ích gì, Nga được - mất là 50/50 từ việc Anh dứt áo ra đi khỏi EU thì có lẽ Triều Tiên là quốc gia được nhiều hơn mất.

Thứ nhất, cũng giống như Nga, Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt từ EU, Anh ra đi đồng nghĩ với việc EU đang lao đao, vậy nên có khả năng sẽ giảm nhẹ lệnh áp đặt lên nước này là rất cao.

Thứ hai, Anh ra đi, Đức sẽ là thành viên nổi trội nhất EU, việc này sẽ là điều kiện tốt cho Triều Tiên, bởi lẽ Đức và Triều Tiên xưa nay không có hiềm khích về mặt chính trị cũng như quân sự, kinh tế.

Nuoc Anh roi EU, cac nuoc
Triều Tiên được nhiều hơn mất

Tuy nhiên, chính sự ra đi này của Anh cũng đem lại cho Bình Nhưỡng một bất lợi đó là không tạo được đối trọng với Mỹ ở EU, trong khi Mỹ và Triều Tiên không hề "ưa nhau".

Có thể thấy, vụ việc Brexit đang gây ra những ảnh hường lớn đến chính trị cũng như kinh tế toàn cầu. Các nước mất có, được có, tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng sự thay đổi này sẽ làm thay đổi rất nhiều và khiến các nước lao đao và tốn thời gian để thích nghi.

Lưu Ly (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI