Nga - Mỹ thi nhau "tung quái chiến" trong thời kì "Chiến tranh Lạnh" dâng cao

07/10/2016 - 07:12

PNO - Nói là làm, nếu như Nga tăng cường việc hiện đại hóa các trang thiết bị và nâng cấp lực lượng vũ trang thì Mỹ cũng là nước đi tiên phong trong việc "lên đời" những "quái chiến" của mình trong khối NATO.

"Việc hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật và nâng cấp lực lượng vũ trang của Nga ở khu vực phía Bắc đang làm NATO cũng như các quan chức Na Uy và Mỹ lo ngại" - Wall Street Journal dẫn lời Đô đốc Haakon Bruun-Hanssen, Chỉ huy Lực lượng Quốc phòng Na Uy.

Theo lời Đô đốc Haakon Bruun-Hanssen, các tiềm năng quân sự của Nga và phương Tây "đã tiếp cận rất gần nhau, như thời Chiến tranh Lạnh".

Nhưng ông lưu ý: "Giờ đây chúng ta đề cập tới các khung gầm, thiết bị cảm biến, hệ thống vũ khí loại hình mới, có khả năng hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh".

Nga - My thi nhau
Nga - Mỹ thi nhau "tung quái chiến" trong thời kì "Chiến tranh Lạnh" dâng cao

Đô đốc Mullen cho rằng, Na Uy cần tăng cường giám sát các tàu ngầm "lặng lẽ" mới của Nga, cũng như các máy bay và tàu. Các quan chức NATO nói với tờ báo rằng, họ đã tăng cường các cuộc tập trận hải quân trong khuôn khổ hành động nhằm "kiềm chế sự hung hăng của Nga".

Đặc biệt, vào mùa hè ở Biển Na Uy đã diễn ra các hoạt động của tàu ngầm tám nước đồng minh. Đại diện NATO cho biết, để kiềm chế căng thẳng cần tới cả biện pháp ngoại giao vì trong khu vực này có tới 5 nước thành viên NATO.

Nói là làm, nếu như Nga tăng cường việc hiện đại hóa các trang thiết bị và nâng cấp lực lượng vũ trang thì Mỹ cũng là nước đi tiên phong trong việc "lên đời" những quái chiến của mình trong khối NATO.

Gần đây, quân đội Mỹ hiện đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu hoặc mua các công nghệ chế tạo hệ thống tự vệ chủ động (APS), vốn cho phép các xe tăng tự động ngăn chặn những mối đe dọa như tên lửa, đạn pháo.

Xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ vẫn được cho là có khả năng sống sót cao trên chiến trường nhờ lớp giáp phản ứng nổ (ERA) bao quanh thân xe, tuy nhiên, phụ thuộc vào chủng loại, tầm và vị trí bắn của các loại tên lửa chống tăng, nó vẫn có thể bị hạ gục. Ngoài ra, nếu tên lửa tấn công trúng khoang chứa đạn hoặc thùng xăng, kíp lái của M1A2 còn có thể thiệt mạng. Chính vì vậy, Mỹ cần APS như một lớp phòng thủ mở rộng nhằm đảm bảo việc tên lửa chạm vào được xe tăng sẽ chỉ là hy hữu. 

APS là một hệ thống phức tạp sử dụng cảm biến, radar, máy tính, công nghệ kiểm soát hỏa lực cùng vũ khí đánh chặn để tìm kiếm và tiêu diệt các mối đe dọa như tên lửa chống tăng, lựu đạn hay pháo cối. APS là một hệ thống phức tạp sử dụng cảm biến, radar, máy tính, công nghệ kiểm soát hỏa lực cùng vũ khí đánh chặn để tìm kiếm và tiêu diệt các mối đe dọa như tên lửa chống tăng, lựu đạn hay pháo cối.

Tiêu Giao

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI