Nepal: Nơi phụ nữ bị ruồng bỏ vì 'ngày ấy'

22/03/2017 - 07:00

PNO - Ở Nepal, niềm tin truyền thống về sự không thuần khiết của ngày chu kỳ khiến phụ nữ và các thiếu nữ bị xua đuổi tới những lều tạm.

Mẹ của Poulomi Basu, một góa phụ, không bao giờ mặc đồ màu đỏ. Ở Ấn Độ, đất nước mà Basu chào đời, màu đỏ tượng trưng cho cả sự thuần khiết lẫn tội lỗi và người ta cũng dùng màu đỏ để đánh dấu những sự việc đáng ngờ.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
: Cháu không hạnh phúc. Cháu chẳng muốn kết hôn. Cháu hy vọng chồng có một công việc ở một thành phố nước ngoài để cháu có thể trở về nhà mẹ và ở đó bao lâu tùy thích”, Anjali Kumari King, một bé gái 12 tuổi, tâm sự. Ở nhiều nơi tại Nepal, người dân tin rằng, nếu các cô gái kết hôn trước khi có chu kỳ kinh nguyệt, gia đình các cô sẽ lên thiên đường.

Văn hóa truyền thống của người Hindu (Ấn Độ giáo) quy định góa phụ chỉ mặc sari (miếng vải lớn để phụ nữ quấn quanh cơ thể) màu trắng - màu của tang tóc và cái chết - trong suốt phần đời còn lại. Ngoài ra, họ không được phép tham dự những sự kiện vui hay tái hôn.

Trong 16 năm từ khi cha chết, Basu, 33 tuổi, từng thuyết phục mẹ thay tấm sari trắng bằng những loại vải sặc sỡ hơn, song bà không bao giờ động tới những tấm vải màu đỏ hay hồng rực rỡ.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
“Lần đầu tiên phải sống trong lều để thực thi Chaupadi, cháu sợ rắn. Giờ đây cháu sợ đàn ông và nguy cơ bắt cóc. Cháu thực sự lo lắng về tương lai sau khi kết hôn. Cháu muốn lớn lên và trở thành giáo viên vì cháu thích tới trường. Khi cháu tới trường, chúng cháu ngồi cùng nhau và sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong những ngày chu kỳ không tồn tại” - Mangu Bika, 14 tuổi sống cùng lều với Chandra Tiruva, người phụ nữ 34 tuổi.

Hiện tại Basu quyết tâm chống lại truyền thống khắc nghiệt trong cuộc sống của một trong những người quan trọng nhất đối với cô: Mẹ. “Bắt đầu với từng việc” là chiến lược của cô để tạo nên sự thay đổi.

“Khi trưởng thành, tôi nhận ra cách thức người ta dùng phong tục và truyền thống để buộc phụ nữ quỵ lụy và kiểm soát họ. Những cách thức ấy bao gồm việc sử dụng màu sắc”, Basu bình luận.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
“Khi ai đó tới lều để thăm, cháu cảm thấy xấu hổ” - Thyra Khuri Bishwa Karma, 16 tuổi, nói với Basu.

Với loạt ảnh mang tên “A Ritual of Exile” (tạm dịch: Nghi lễ đọa đày), Basu tìm hiểu mối liên quan giữa màu đỏ và máu chu kỳ. Mục tiêu lâu dài của cô là góp phần chấm dứt hủ tục Chaupadi của tín đồ Hindu.

Hủ tục này đẩy phụ nữ trong chu kỳ vào tình trạng cô lập, cũng như vòng luẩn quẩn của bạo lực do phong tục, truyền thống và tôn giáo tạo nên.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Devi Ram Dhamala, một thầy lang 59 tuổi, đang điều trị cho một bé gái. “Các thầy lang thường chửi, quát và dung vũ lực để điều trị cho những cô gái ốm trong thời kỳ kinh nguyệt. Họ tin rằng linh hồn quỷ dữ xâm nhập cơ thể các cô”, Basu nói.

Những ảnh mà Basu chụp ở Nepal chỉ ra hoàn cảnh ngặt nghèo mà phụ nữ ở nông thôn phải chịu đựng một tuần mỗi tháng, trong chu kỳ, kéo dài 35-45 năm.

Bị coi là dơ bẩn, không đáng để động đến, và có khả năng gieo rắc tai ương lên người và gia súc, đất đai khi “đến tháng”, phụ nữ phải rời khỏi nhà.

Một số người ở trong lều, lán gần nhà, trong khi nhiều người khác phải đi bộ 10-15 phút để vào những lều biệt lập trong rừng rậm.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Mamata, một nữ thiếu niên 17 tuổi, cầm di ảnh của người chồng 30 tuổi, trong ngôi nhà tại quận Saptari của Nepal. Chồng của Mamata chết vì điện giật khi đang làm việc. Sau khi chồng chết, những góa phụ như Mamata trở thành kẻ ngoài lề xã hội. “Người Nepal quan niệm cái chết của chồng là giá mà người phụ nữ phải trả cho những tội lỗi họ phạm từ kiếp trước”, Basu giải thích.

Trong quá trình sống biệt lập, phụ nữ đối mặt với các hiểm nguy, đôi khi là mất mạng, vì khí hậu nóng, chết ngạt do khí độc từ đống lửa họ nhóm để sưởi ấm trong mùa đông, nọc độc của rắn hổ mang và bị cưỡng bức.

Bắt đầu dự án vào năm 2013, Basu tới Nepal trung bình 2 tuần mỗi năm. Tiếp cận những người phụ nữ đang trong chu kỳ không dễ dàng, bởi cô phải xin phép những người canh chừng họ như chồng, mẹ chồng, giáo viên.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Mangu Bika, 14 tuổi, sống chung lều với Chandra Tiruva, 34 tuổi, và đứa con 2 tuổi của Chandra Tiruva. “Mọi người tin rằng Thần Ngựa sẽ nổi giận trước những phụ nữ trong ngày chu kỳ nên tôi phải sống trong lều này. Tôi không muốn ở đây. Mẹ chồng bắt tôi ra khỏi nhà. Tôi có thể làm gì? Mẹ chồng trông nom 3 đứa con lớn của tôi trong thời gian hành kinh, nhưng tôi phải bế đứa út mới 2 tuổi ra lều vì nó chỉ ngủ với tôi”, Chandra Tiruva kể.

Thường xuyên đi bộ 6-8 giờ trên địa hình núi để tới những làng đang duy trì hủ tục Chaupadi nên Basu có nhiều thời gian để suy nghĩ.

Đối với Basu, vùng nông thôn trên cao và đầy biến động ở Nepal, nơi người ta có thể ngắm bầu trời rực rỡ với vô số ngôi sao hoặc những đám mây bão xám xịt - đã trở thành biểu tượng của nỗi đau mà phụ nữ nơi đây chịu đựng.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Những đám mây đen xuất hiện trên bầu trời phía trên quận Surkhet ở Nepal.

“Công việc của tôi diễn ra thầm lặng vì phần lớn nội dung của ảnh phản ánh cuộc đấu tranh và phản đối âm thầm đói với tình trạng nô dịch nữ giới trong một xã hội hà khắc với phụ nữ”, Basu nhấn mạnh.

Câu chuyện của Lakshmi, một phụ nữ ở độ tuổi tam thập, cùng 3 đứa con hằn sâu vào tâm trí Basu. Chồng của Lakshmi bỏ nhà cách đây 5 năm và không bao giờ trở lại.

Tuy nhiên, Lakshmi vẫn phải rời khỏi nhà và sống trong lều mỗi khi hành kinh dưới sự giám sát của mẹ chồng. Cô phải mang theo 3 con mỗi khi tới chiếc lều trong rừng sâu.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Saraswati, 16 tuổi, xuất huyết hậu sản sau khi sinh con. Cô và đứa bé sơ sinh phải rời khỏi nhà trong 15 ngày. Trong thời gian ấy cô sốt cao và cơ thể phù. Vì thế người nhà phải đưa cô tới bệnh viện.

Nhân vật của một câu chuyện khác là một giáo viên. Đây là người phụ nữ duy nhất không tuân thủ phong tục Chaupadi mà Basu gặp trong các làng ở Nepal. Khi bạn thân chết vì đàn ông cưỡng hiếp khi sống trong lều trong lúc đang có chu kỳ, chồng của nữ giáo viên ủng hộ cô từ bỏ Chaupadi.

Trong đại cảnh xã hội như thế, hành động của cô giáo ấy là thời khắc chống đối hiếm hoi trong lịch sử hủ tục Chaupadi.

Một trong những bức ảnh Basu thích khắc họa cảnh tượng Chandra Tiruva, 34 tuổi, và đứa con Madan (2 tuổi), Mangu Bika (14 tuổi) sống trong một lều. Chandra và Mangu cùng ra lều vì "ngày ấy".

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Trong lễ hội thường niên Rishi Panchami ở thủ đô Kathmandu, phụ nữ Nepal thực hiện nghi lễ rửa sạch những tội lỗi họ phạm phải trong những ngày chu kỳ.

“Đó là khoảnh khắc xúc động. Trong lúc phải hưng chịu sự đày ải, đứa trẻ 2 tuổi vẫn tìm bầu vú mẹ. Nó là khoảng khắc của sự bình yên và tình yêu trong không gian ấy”, Basu bình luận.

Basu hiểu cảm giác của việc Chandra Tiruva phải tuân thủ những quyết định của người khác, cũng như sự giận dữ và bức xúc mà tình trạng đó tạo ra.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Một thiếu nữ phải sống trong lều giữa rừng sâu khi đến ngày chu kỳ.

“Họ không cho phép tôi bước vào bếp khi chu kỳ bắt đầu. Tôi cũng không thể tham dự những lễ hội tôn giáo trong những ngày đó”, Chandra Tiruva tâm sự.

Nhiếp ảnh gia 33 tuổi cũng ấn tượng với một bà mẹ sẵn sàng bất chấp tất cả để giúp con gái không phải thực hiện hủ tục Chaupadi.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Một túp lều sơ sài trong rừng dành cho phụ nữ trong thời gian có chu kỳ.

Trong những ảnh cô chụp, Basu nhận ra sự kết nối cảm xúc mà cô tạo ra giữa những trải nghiệm của bản thân và những bà mẹ hành động theo bản năng để bảo vệ con trước những hoàn cảnh cực đoan.

Mặc dù Tòa án Tối cao Nepal tuyên bố Chaupadi là hủ tục trái pháp luật vào năm 2005, những phụ nữ mà Basu chụp ảnh phải học cách chấp nhận nó mà không phàn nàn.

Nepal: Noi phu nu bi ruong bo vi 'ngay ay'
Khẩu phần ăn nghèo nàn của một phụ nữ sống trong rừng vì "ngày ấy".

Song im lặng không có nghĩa họ sẽ chấp nhận Chaupadi đối với con gái.

Một số bà mẹ từng nói với Basu: “Cô muốn đem con gái tôi theo không? Hãy đưa nó tới thành phố cùng cô. Làm ơn đem theo con tôi và rời khỏi đây”.

Và Basu nhận định rằng con đường tới sự thay đổi không bao giờ dễ dàng.

Thái Dương (theo National Geographic)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI