“Cuộc trở về” của ông Kerry

18/12/2013 - 16:20

PNO - PN - Với hàng tít “John Kerry và ngày trở lại”, một tờ báo lớn của Việt Nam viết: “Khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất sáng hôm nay, ông trở lại mảnh đất mà sự nghiệp của ông định hình”. Ông...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ngày 16/12, Ngoại trưởng Kerry công bố đề nghị của Mỹ cung cấp 32,5 triệu USD hỗ trợ các nước Đông Nam Á, trong đó hơn một nửa dành cho Việt Nam, để tăng cường an ninh hàng hải. Ông Kerry cho biết, khoảng 18 triệu USD trong số tiền viện trợ trên là để tăng cường hoạt động tuần tra ven biển của Việt Nam, giúp cảnh sát biển của Việt Nam phản ứng nhanh hơn trong các sứ mệnh tìm kiếm cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai. Nguồn kinh phí này cũng sẽ được sử dụng để mua năm tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam trong năm 2014.

“Cuoc tro ve” cua ong Kerry

Ngoại trưởng John Kerry trên đường phố Sài Gòn

45 năm trước, đại úy hải quân John Kerry đã tham chiến ở Cà Mau trong một sứ mệnh kéo dài bốn tháng. Thời gian không dài, nhưng đủ để chàng sĩ quan 25 tuổi nhận ra tính chất phi nghĩa của cuộc chiến và quyết định tham gia các phong trào phản chiến, khi đó đang lan rộng ở Mỹ, để vài chục năm sau, cùng với Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain - một tù binh trong chiến tranh Việt Nam - ông trở thành những người đi tiên phong đòi Washington bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

“Cuoc tro ve” cua ong Kerry

Ông Kerry thăm lại vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

Nói chuyện tại Trung tâm Hoa Kỳ ở TP.HCM ngày 14/12, Ngoại trưởng Kerry nói: “Tôi chia sẻ một ít hoài niệm với các bạn. So với lần đầu tiên khi tôi quay trở lại vào khoảng năm 1990, đây là một đất nước rất khác biệt. Nhiều người trong chúng ta lúc đó đã mơ về một thời khắc mà khi nghĩ về Việt Nam, sẽ không nghĩ về cuộc chiến mà chỉ nghĩ về một đất nước có những điều bình thường mà đất nước nào cũng có”. Ông hồi tưởng: “Tôi vẫn nhớ, khi đặt chân đến Hà Nội vào thời điểm đó, tôi nhìn thấy những hố bom. Hầu như không có xe gắn máy, đa số là xe đạp, rất ít xe hơi. Hà Nội lúc đó là nơi đã bị đóng băng trong thời gian”.

Những đổi mới và thành công của Việt Nam sau những năm chiến tranh để lại những ấn tượng mạnh mẽ đối với “người xưa”. Ông nói: “Không ai không ngạc nhiên về một Việt Nam hiện đại. Những gì diễn ra trong vòng hơn hai mươi năm là rất đáng kinh ngạc. Tôi có thể nói rằng, đây không phải là một sự chuyển biến xảy ra ngẫu nhiên”.

Tại buổi gặp các thành viên của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ở TP. Hồ Chí Minh, ông Kerry nói: "Hãy dành một phút để nghĩ về thông tin này: Thương mại song phương đã tăng 50 lần kể từ năm 1995, nay đã lên đến 25 tỷ đô mỗi năm. Và chúng ta đang theo đúng lộ trình đáp ứng mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam trong vòng 5 năm, mục tiêu mà Tổng thống Obama đặt ra cách đây 5 năm. Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những đối tác kinh tế dẫn đầu của Hoa Kỳ trong khu vực và chúng ta đang tiếp tục làm việc vì mục tiêu đó”.

Ngày 15/12, khi thăm lại Cà Mau và đồng bằng sông Cửu Long nơi từng “in dấu” đội tàu tuần tra của mình, Ngoại trưởng Kerry có cảm giác như được trở lại một chốn thân quen, ông nhận ra và chia sẻ với mọi người những đổi thay của vùng sông nước Nam bộ. Trong chuyến đi này, ông đặc biệt bày tỏ mối quan ngại về vấn đề biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long, bởi theo ông, nó ảnh hưởng tới không chỉ Việt Nam mà còn cả thế giới.

THANH HIỀN
(Theo Reuters, AFP, Bộ Ngoại giao Mỹ)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI