Brexit cần phải "coi chừng" Tân thủ tướng Anh May Theresa

15/07/2016 - 09:07

PNO - Khi bị thúc giục sớm kích hoạt đàm phán Brexit, bà May đã bình tĩnh và cương quyết rằng bà không có ý định sẽ vội vàng trong chuyện này, rằng chính phủ Anh cần có thời gian chuẩn bị trước khi vào cuộc đàm phán.

"Không có ý định vội vàng trong đàm phán Brexit"

Vừa ngồi vào vị trí thủ tướng Anh không lâu, bà Theresa May đã thể hiện thái độ cứng rắn của mình về tiến trình đàm phán Anh rời Liên minh châu Âu (EU) - Brexit.

Theo báo Deutsche Welle (Đức), tối 13/7, sau khi nhậm chức, tân Thủ tướng Anh - bà May đã gọi điện thoại chào hỏi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande.

Brexit can phai
Tân Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại thủ đô London ngày 13/7. Ảnh: EPA/TTXVN

Khi bị bà Merkel và ông Hollande thúc giục sớm kích hoạt đàm phán Brexit, bà May đã bình tĩnh và cương quyết rằng bà không có ý định sẽ vội vàng trong chuyện này, rằng chính phủ Anh cần có thời gian chuẩn bị trước khi vào cuộc đàm phán.

“Trong hai cuộc điện đàm, thủ tướng nhấn mạnh cam kết sẽ thực hiện ý muốn rời EU của người dân Anh. Tuy nhiên, nước Anh cần có thời gian để chuẩn bị mọi thứ cho cuộc đàm phán, đồng thời hy vọng cuộc đàm phán sẽ diễn ra trên tinh thần xây dựng và tích cực" - Deutsche Welle dẫn lời một người phát ngôn của Thủ tướng May.

Bà Merkel đã đề nghị EU cho nước Anh thêm thời gian, tuy nhiên cũng đề nghị Anh nhanh chóng xác định xem Anh muốn duy trì quan hệ thế nào với EU sau Brexit.

Một "Chặng đường Brexit khó khăn"

Những người khơi dậy phong trào Brexit ở Anh đã có hai tuần khó khăn. Đầu tiên là ông Johnson, Gove và cuối cùng là bà Leadsom, các nhân vật ủng hộ Anh rời EU đã lần lượt dừng lại trên cuộc đua vào vị trí Thủ tướng. Đó có lẽ là lý do vì sao ông David Cameron đã huýt sáo sau diễn văn trước khi rời nhiệm sở.

Tân Thủ tướng Anh khẳng định, nếu bà muốn để ngỏ lựa chọn gia nhập Khu vực Kinh tế châu Âu thì rõ ràng các luật lệ của EU sẽ không thể bị xóa bỏ một cách dễ dàng. Nước Anh không thể được coi là tự do nếu vẫn còn bất kỳ một sợ dây ràng buộc nào, vì vậy phe Brexit sẽ phải lựa chọn im lặng thể hiện sự trung thành hay lên tiếng một lần nữa.

Giờ đây, bà May sẽ phải đàm phán với những người muốn Anh nhanh chóng rời EU. Sẽ là điều dễ hiểu nếu một số người thuộc phe rời đi trở thành bộ trưởng, sẽ cố để được tự do, song lại bị Thủ tướng mới buộc phải tuân thủ các yêu cầu luật pháp của EU.

Brexit can phai
Chủ nhân tiếp theo của ngôi nhà số 10 Downing là người cùng phe đảng Bảo thủ với cựu Thủ tướng Cameron.

Theo các chuyên gia Anh, việc đàm phán rời đi với EU có thể có hai điểm mấu chốt. Đầu tiên, những quan chức thuộc phe rời đi sẽ cố để đưa những yêu cầu của mình vào danh sách ưu tiên của chính phủ trong quá trình đàm phán. Nếu ý kiến của họ bị gạt ra thì chắc chắn sẽ tạo ra một làn sóng phẫn uất, vì vậy một biện pháp thông minh của Tân Thủ tướng là đặt một người ủng hộ Brexit chịu trách nhiệm cho quá trình đàm phán này.

Tuy nhiên, khi đó, rắc rối thứ hai có thể xuất hiện khi nước Anh không còn đi cùng EU. Anh vốn đã quen với việc có quyền phủ quyết ở Liên minh châu Âu và nếu như London không đồng tình với những gì nước này đề xuất thì Anh chắc chắn sẽ rời đi mà không đạt được thỏa thuận gì.

Đây không chỉ là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong nội bộ đảng Bảo thủ, mà nó thực sự là một vấn đề lớn. Một “chặng đường Brexit khó khăn” liên quan đến việc tiếp cận thị trường đơn lẻ, thắt chặt quy định nhập cư, sẽ có thể tạo ra sự tăng trưởng kinh tế hạn chế, ngân sách cho các dịch vụ công giảm, một nền chính trị tầm thường và cứng rắn hơn cũng đồng nghĩa với một quốc gia khắt khe và kém cỏi.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI