Biển Đông vào chương trình nghị sự của Mỹ

14/07/2014 - 19:55

PNO - PN - Một mặt không ngừng gia tăng áp lực với lực lượng kiểm ngư Việt Nam đang thực thi pháp luật tại khu vực giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) hạ đặt trái phép, mặt khác Trung Quốc (TQ) tiếp tục có thêm các hành động gây...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hành động ngang ngược của Bắc Kinh không thể bẻ gãy được quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của Việt Nam, trái lại, càng khiến dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam. Việc Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông là minh chứng.

Thái độ rõ ràng và dứt khoát của chính quyền Mỹ càng có ý nghĩa trong bối cảnh cuối tuần qua, Cục Hải sự TQ thông báo giàn khoan Nam Hải 4 sẽ hoạt động ở Biển Đông một năm, từ tháng 7/2014 đến hết tháng 6/2015.

Bien Dong vao  chuong trinh nghi su cua My

Hội thảo về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington (Mỹ) - Ảnh: CSIS

Ngày 11/7 (giờ Việt Nam), với 100% phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về vấn đề Biển Đông. Nghị quyết này được một số thượng nghị sĩ có ảnh hưởng bảo trợ, khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Theo nghị quyết, các yêu sách lãnh thổ và hành động đơn phương, ngang ngược của TQ nhằm làm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực là vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà TQ đã ký năm 2002 với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nghị quyết S.RES.412 yêu cầu chính phủ TQ rút giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) cùng các lực lượng của nước này ra khỏi vị trí hiện nay, lập tức trả về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Không chỉ dừng ở một nghị quyết, Washington đã xây dựng chiến lược buộc TQ thay đổi cách hành xử tại Biển Đông. Ngày 12/7, Hội thảo lần thứ 4 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington D.C đã kết thúc với nhiều đề xuất và đánh giá quan trọng về chính sách của Mỹ trong việc giải quyết căng thẳng trong khu vực.

Phát biểu tại hội thảo, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chiến lược và các vấn đề đa phương Michael Fuchs kêu gọi tất cả các bên liên quan sử dụng biện pháp ngoại giao, bao gồm trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp, đồng thời định nghĩa rõ khái niệm về “những hoạt động làm phức tạp hóa hoặc gia tăng tranh chấp” được đề cập trong Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC). Ông Fuchs đề xuất các bên đòi hỏi chủ quyền có thể tái cam kết không xây dựng tiền đồn mới và việc đơn giản nhất là ngừng các nỗ lực đòi hỏi chủ quyền cho đến khi tìm ra giải pháp. Theo ông Fuchs, Mỹ sẽ cung cấp 156 triệu USD trong hai năm tới, trong đó có 32,5 triệu USD đã cam kết từ năm 2013, để giúp các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực biển.

Trong khi đó, chuyên gia nghiên cứu TQ của CSIS, bà Bonnie Glaser cho rằng, Mỹ muốn TQ thấy rõ “cái giá mà họ phải trả” khi quan hệ xấu đi với các nước láng giềng.

Ngoài ra, Washington sẽ hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác trong khu vực tăng cường khả năng phòng vệ, ủng hộ các hợp tác và giải quyết tranh chấp, đa phương, trong đó Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữ vai trò trung tâm, đồng thời khuyến khích các nước có yêu sách chủ quyền trong ASEAN phối hợp để giải quyết tranh chấp.

Các động thái của Mỹ liên quan đến Biển Đông diễn ra trong bối cảnh dư luận quốc tế tiếp tục chỉ trích hành động của Bắc Kinh. Hội đồng nghị viện tổ chức Pháp ngữ (APF) vừa thông qua nghị quyết kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở Biển Đông. Trước đó, tạp chí Prospect của Anh có bài viết vạch trần việc TQ dối trá, bịa đặt các chứng cứ lịch sử ở Biển Đông.

 THANH HẢI

(Theo Reuters, AP, MSA, Prospect, TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI