Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ: Cuộc bầu cử 'kỳ lạ' của thế kỷ

07/11/2018 - 06:25

PNO - Ngày 6/11 (giờ địa phương), cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được đánh giá là sôi động nhất 20 năm qua ở Mỹ diễn ra trong lòng một nước Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết.

Bau cu giua nhiem ky o My: Cuoc bau cu 'ky la' cua the ky
Lợi thế của đảng Cộng hòa chính là thành tựu kinh tế mà chính quyền Tổng thống Trump đạt được sau hai năm

Lượng tiền vận động ồ ạt, cả Tổng thống Donald Trump và người tiền nhiệm - ông Barack Obama đều dốc sức vận động đến cận ngày bầu cử, cho thấy sẽ không có sự khoan nhượng nào giữa hai đảng lớn: Cộng hòa và Dân chủ.

“Lời nguyền” cho đảng của Tổng thống đương nhiệm?

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ thường chẳng mấy tốt lành với đảng của tổng thống đương nhiệm. Từ năm 1934 đến nay, trong 21 cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đảng của tổng thống đương nhiệm chỉ giành quyền kiểm soát hạ viện trong ba lần và năm lần với thượng viện.

Tính từ nội chiến Mỹ vào cuối thế kỷ XIX, sau mỗi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đảng của tổng thống đương nhiệm mất trung bình 32 ghế ở hạ viện và hai ghế ở thượng viện. Gần nhất là trong 2 nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama. Phe Cộng hòa đã lấy lại hạ viện vào năm 2010 và kiểm soát thượng viện vào năm 2014. Tất cả đều diễn ra vào hai lần bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Lợi thế lớn nhất của đảng Cộng hòa, tính đến thời điểm này, chính là điểm sáng kinh tế. Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Trump đã có những tính toán, thái độ đánh dấu bước chuyển mới với các điểm nóng xung đột tồn tại từ các đời tổng thống trước. Kết quả khảo sát trước thềm bầu cử cho thấy, 41% cử tri ủng hộ chính sách ngoại giao của chính quyền ông Trump. Tỷ lệ tương ứng năm 2014 dành cho chính quyền ông Obama là 36%.

Bau cu giua nhiem ky o My: Cuoc bau cu 'ky la' cua the ky
 

 Tuy trên lá phiếu bầu cử không có tên Tổng thống Trump, nhưng kết quả bầu cử sẽ cho thấy có hay không sự ủng hộ dành cho ông. Thành quả kinh tế, việc xử lý các vấn đề nóng trong và ngoài nước trong hai năm qua đều mang đậm dấu ấn cá nhân của ông Trump.

Chính dấu ấn cá nhân này khiến nhiều người đặt lại câu hỏi về con người cá nhân của Tổng thống Mỹ đương nhiệm. Bên cạnh những thành tích đạt được về kinh tế, ngoại giao, chính trị thì Tổng thống Mỹ phải là người hàn gắn đất nước. Ông Trump đã không làm được điều này, mà ngược lại còn khiến các bên đối đầu kịch liệt.

Bau cu giua nhiem ky o My: Cuoc bau cu 'ky la' cua the ky
 

Bất lợi của đảng Dân chủ

Lượng tiền đổ về cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này đạt con số kỷ lục: 5,2 tỷ USD - cao hơn hẳn so với mức chi kỷ lục 4,2 tỷ USD. Lần này, đảng Dân chủ mạnh tay chi đến 2,5 tỷ USD, đảng Cộng hòa chi 2,2 tỷ USD và 460 triệu USD ủng hộ các ứng cử viên độc lập. Đối với đảng Dân chủ, cuộc bầu cử lần này chính là cơ hội để họ giành lại ưu thế sau thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Xét tổng thể, đảng Dân chủ chưa tìm được nhân tố mới có thể thay thế người đại diện trước đó là ông Obama. Điều này cũng đã được dự đoán qua việc chọn bà Hillary Clinton thay mặt đảng Dân chủ trong cuộc đua 2016. Vì thế mà ông Obama phải quay lại chính trường Mỹ chỉ vài tuần trước bầu cử, trên cương vị cựu tổng thống, để phản biện vai trò của người kế nhiệm. Hai năm trước, ông Obama cũng đã tích cực dùng uy tín của mình vận động cho bà Hillary Clinton, nhưng chưa đủ đưa bà vào ghế tổng thống.

Bau cu giua nhiem ky o My: Cuoc bau cu 'ky la' cua the ky
 

Những gì người dân Mỹ có thể trông đợi ở đảng Dân chủ lúc này là phúc lợi xã hội, bình đẳng thu nhập, sắc tộc và giới tính… Những mũi nhọn này không có gì mới mẻ, khó tạo “cú lật” và khó khiến người dân Mỹ xích lại gần nhau. Thực tế: người giàu không muốn bị “xẻ thịt” quá nhiều thuế cho người nghèo. Ngoài ra, dân Mỹ cũng tin rằng, việc bình đẳng sắc tộc sẽ là mối đe dọa cho chính an ninh, công việc, thu nhập của họ.

Điểm nhấn của bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 là trong số 964 ứng viên tham gia, có đến 272 gương mặt nữ (con số lớn nhất từ trước đến nay). 216 người gốc Phi, châu Á, các dân tộc bản địa của châu Mỹ, Hispanics (người nhập cư có nguồn gốc từ hơn 20 nước nói tiếng Tây Ban Nha) và người đa chủng tộc. Đây được dự đoán là những nhân tố cho bài toán hàn gắn mà yếu tố đảng phái chưa có lời giải. 

Thiên Như (theo USA Today, New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI