Bài 2: Luôn phải đẹp là một… bi kịch của thời đại

04/11/2018 - 15:18

PNO - Ở thời đại không khó để có vẻ đẹp “hoàn hảo” đúng xu hướng, một tấm ảnh đẹp không tì vết đăng tải trên trang cá nhân, việc chọn được “xấu” chính là lời từ chối có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Quyền "được" xấu

Bai 2: Luon phai dep la mot… bi kich cua thoi dai
Mia Mingus đưa ra quan điểm: “xấu xí” thật sự cần thiết trong thế giới chịu sự chi phối của mạng xã hội.
Bài 1: Đám đông soi mói và nỗi ám ảnh ‘miệt thị ngoại hình’

Mia Mingus là tác giả người Hàn Quốc chuyên viết những đề tài ủng hộ cách nhìn tích cực của cá nhân với ngoại hình của họ. Năm 2011, cô từng có bài chia sẻ rằng việc dám là người “xấu xí”, đi ngược với chuẩn mực hiện đại là sự khôn ngoan. Tuyên bố gây sốc này của Mia được coi là một lời thách thức với nạn "miệt thị hình thể" (body shaming).

Đến bây giờ, Mia vẫn nhận được những lá thư chia sẻ từ khắp nơi, là lời bộc bạch đầy tâm trạng của những ai từng hoang mang chọn là chính mình hay cố gắng chứng tỏ mình phải thật đẹp, thật bắt mắt nhưng lại đóng khung theo những chuẩn mực sẵn có, xuất phát từ nỗi sợ bị "miệt thị hình thể".

Quan điểm của Mia Mingus chính là: “xấu xí” thật sự cần thiết trong thế giới chịu sự chi phối của mạng xã hội, và đó là cách giúp con người sống hạnh phúc trong bối cảnh bất cứ ai cũng nhắm đến mục tiêu mình là hình ảnh đáng mơ ước.

Bảy năm từ khi Mia Mingus có bài chia sẻ gây ấn tượng, đến giờ, cô nhận ra khó có thể ngăn được xu hướng muốn mình phải luôn được coi là đẹp trong mắt người khác. Mia nhận ra đó là cách để mọi người tồn tại, giấu đi nỗi đau hoặc tổn thương nào đó bên trong mình và họ phải “khoác” lên mình những tiêu chuẩn mặc định, không thể đi ngược với số đông.

Từng nghiên cứu về tâm lý học và xã hội học, tác giả Mia Mingus nhận định: “Xu hướng tôn sùng vẻ đẹp nhân bản và không chấp nhận sự khác biệt ngoại hình là một trong những đặc điểm tư duy của những ai không dám chấp nhận thực tế.

Trong tình yêu thời hiện đại cũng thế. Ai cũng mong có tình yêu thật đẹp, họ chỉ chấp nhận những khoảnh khắc hạnh phúc mà không chấp nhận những lúc đau khổ. Chúng ta mong mọi thứ thật hoàn hảo, và sợ hãi nếu bị cho là khác biệt. Giá trị của chúng ta bị đóng khung theo những gì người khác mong đợi chứ không phải là điều chúng ta thật sự mong muốn cho riêng mình”.

Bai 2: Luon phai dep la mot… bi kich cua thoi dai
Leah Cambridge qua đời sau phẫu thuật nâng vòng ba.

Câu chuyện của cô gái Leah Cambridge là một minh chứng cho những gì mà Mia Mingus nói, nhưng đáng tiếc là theo một cách đau buồn hơn.

Tháng 8/2018, các bác sĩ ở Anh phải lên tiếng cảnh báo sau cái chết của Leah Cambridge (29 tuổi). Bà mẹ ba con được cho là sở hữu vẻ đẹp nóng bỏng nhưng vẫn luôn mặc cảm với vòng ba không như ý. Cô đã tìm đến một thẩm mỹ viện nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ, khá “mát tay” với việc làm mới vòng ba cho nhiều ngôi sao truyền hình thực tế ở Anh.

Sau khi thực hiện ca phẫu thuật lấy mỡ từ bụng và lưng đắp vào vùng mông, sức khỏe Leah chuyển biến tiêu cực và cô bị trụy tim đến ba lần. Lần cuối cùng, Leah đã không qua khỏi.

Một nghiên cứu từ Mỹ chỉ ra, cứ 3.000 bệnh nhân phẫu thuật nâng mông theo cách thức trên thì có một người tử vong, và rủi ro càng dễ xuất hiện ở những cơ sở, trung tâm không đảm bảo chất lượng.

Những ai yêu quý Leah tiếc nuối vì cái chết đột ngột của cô. Việc những người nổi tiếng xuất hiện trên truyền thông với vẻ ngoài quá hoàn hảo theo khung đánh giá của số đông thật sự gây ám ảnh cho bất cứ cô gái nào không đủ tự tin vào bản thân. Việc  lựa chọn “đập đi xây lại” để đẹp hơn bỗng nhiên trở thành xu hướng mạnh mẽ.

Những cô gái Hàn Quốc từ chối vẻ đẹp hoàn hảo

Bai 2: Luon phai dep la mot… bi kich cua thoi dai
Cha Ji-won trước và sau khi "cai nghiện" trang điểm.

12 tuổi, Cha Ji-won đã biết trang điểm là gì. Cô bé dành thời gian rảnh rỗi tìm kiếm những đoạn clip hướng dẫn trang điểm trên mạng và thực hành lên chính khuôn mặt của mình. Mỗi tháng, cô bé này tốn khoảng 80 USD cho tiền mua mỹ phẩm.

Đó là chuyện của hơn 10 năm trước. Một lần đọc được thông tin ủng hộ nữ quyền, khuyến khích phụ nữ tự tin với vẻ đẹp và thần thái của riêng họ, cô bé người Hàn Quốc sực tỉnh. Cô dẹp bỏ “cơn nghiện” trang điểm.

Cha Ji-won chia sẻ: “Mỗi ngày, một người có rất nhiều năng lượng, có rất nhiều việc có ích để làm nhưng tôi đã tốn quá nhiều thời gian lo lắng không biết mình có đủ xinh đẹp hay không. Giờ đây thì khác, tôi dành thời gian quý giá để đọc sách và luyện tập”. Số tiền cô chi cho sản phẩm dưỡng ẩm da và môi chỉ vỏn vẹn còn 4 USD mỗi tháng.

Cô gái trẻ này chỉ là một trong những phụ nữ Hàn Quốc dũng cảm đứng lên chống lại những tiêu chuẩn vẻ đẹp không thực tế. Họ đã quá ngán ngẩm một quy trình chăm sóc da cầu kỳ có thể kéo dài đến hai tiếng đồng hồ với đầy đủ các bước theo quy định từ các hãng mỹ phẩm. Thế nhưng, đổi lại, họ chẳng thấy hạnh phúc hơn dù phải tốn từng ấy thời gian chỉn chu vẻ ngoài.

Bai 2: Luon phai dep la mot… bi kich cua thoi dai
Có những cô gái Hàn Quốc từ chối vẻ đẹp hoàn hảo từ việc lạm dụng son phấn, giải phẫu thẩm mỹ.

Đi cùng làn sóng phim ảnh và ca nhạc Hàn Quốc là sự lồng ghép khéo léo chuẩn mực trang điểm để đẹp như một minh tinh nổi tiếng. Ở Hàn Quốc, 1/3 những cô gái trẻ để ít nhất một lần đụng đến dao kéo. Các nhãn hàng mỹ phẩm ở xứ sở kim chi đóng góp đến 12,5 tỷ USD cho nền kinh tế nước nhà.

Giáo sư Lee Na-Young (Đại học  Chung-Ang) nhận định: “Trào lưu nói không với vẻ đẹp hoàn hảo là một tín hiệu mới cho thấy nhiều phụ nữ Hàn Quốc giờ đây không muốn lấy ngoại hình làm thước đo, mong chờ và phụ thuộc vào sự đánh giá của mọi người, đặc biệt là nam giới”.

Di Lâm (Theo Guardian, them.us)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI