Nạn lấn chiếm lòng lề đường: Phải dẹp nhưng... không dễ!

02/03/2016 - 14:06

PNO - Cho thuê lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, đậu xe… UBND TP.HCM đã nhiều lần hạ quyết tâm chấn chỉnh nhưng kết quả không như mong muốn. Vì sao?

Nan lan chiem long le duong: Phai dep nhung... khong de!
Một đoạn vỉa hè trên đường Minh Phụng, Q.6, TP.HCM - Ảnh: P. Huy

Dẹp ngay việc cho thuê lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, đậu xe... là một trong những yêu cầu của Bí thư thành ủy TP. HCM - ông Đinh La Thăng - tại Hội nghị phối hợp công tác giữa TP. HCM và Bộ GTVT cuối tuần qua. Thực trạng này tồn tại và gây bức xúc cho người dân từ nhiều năm nay, UBND TP đã nhiều lần hạ quyết tâm chấn chỉnh nhưng kết quả không như mong muốn, vì sao?

Đường kiểu mẫu... cũng thua

Quyết tâm của UBND TP thể hiện rõ từ năm 2012 khi 24 quận, huyện và bảy sở, ngành cùng ký cam kết với UBND TP thi đua thực hiện kế hoạch “Năm an toàn giao thông (ATGT) - 2012” mà một trong những nội dung quan trọng là chấn chỉnh nạn lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán, đỗ xe, giữ xe. 24 quận huyện đã đăng ký chấn chỉnh trật tự lòng lề đường trên 159 tuyến đường.

Sau gần bốn năm thực hiện, đến tháng 10/2015 kết quả cho thấy 149/159 tuyến đường duy trì tốt việc đậu xe buôn bán, trật tự ổn định, vỉa hè thông thoáng, đạt tỷ lệ khoảng 82% so với đăng ký. Đặc biệt bốn tuyến đường gồm Trần Phú (Q.5), Hiền Vương và Chế Lan Viên (Q.Tân Phú), Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp) đạt tỷ lệ 100% so với trước. Rất nhiều tuyến đường đạt tỷ lệ 95% như Mai Chí Thọ, Xa lộ Hà Nội, Lương Định Của (Q.2), An Dương Vương, Hùng Vương (Q.5), Khánh Hội, Hoàng Diệu, Bến Vân Đồn (Q.4), Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Song hành Quốc lộ 22 (H.Hóc Môn)…

Thế nhưng rất nhiều tuyến đường mẫu trong danh sách 149 tuyến đường trên vẫn chưa đạt kiểu mẫu. Như đường Chế Lan Viên (Q.Tân Phú) có tỷ lệ chuyển biến 100%, ngay khi ký cam kết, Q.Tân Phú đã tính toán kỹ vì tuyến đường này rất ngắn (khoảng 1km), lượng phương tiện lưu thông không nhiều trong khi lòng đường rất rộng từ 15 đến 20m và khá thông thoáng.

Nan lan chiem long le duong: Phai dep nhung... khong de!
Vỉa hè đường Võ Văn Tần không còn lối cho người đi bộ

Thế nhưng, ghi nhận sáng 1/3 cho thấy nhiều đoạn đường vẫn bị người dân chiếm dụng để buôn bán, đậu xe. Cụ thể, đoạn giáp đường Trường Chinh trở thành nơi rã phụ tùng, lựa ve chai. Cách đó chừng trăm mét, hàng chục ô tô, taxi đậu dài trên lòng đường gây cản trở giao thông. Một số cửa hàng thu mua đồ cũ, quán cà phê cũng tận dụng lòng đường để trưng bày hàng hóa, làm chỗ giữ xe.

Trên đường Trần Phú (Q.5) - tuyến đường có tỷ lệ chuyển biến 100% so với trước, tình hình cũng không khá hơn. Vỉa hè đoạn từ An Dương Vương đến Huỳnh Mẫn Đạt bị các cửa hàng buôn bán tranh chiếm dụng để trưng bày, đậu xe gần hết, người đi bộ phải xuống lòng đường “vừa đi vừa run”.

Còn ở đường An Dương Vương (Q.5), tuyế n có tỷ lệ chuyển biến đến 97%, khi nghe hỏi “đây có phải là đường kiểu mẫu”, ông Hòa - một người dân sống gần trung tâm thương mại An Đông bật cười nói “sao kiểu mẫu được, cô thử đi bộ ngang chợ An Đông thì biết liền”. Tại khu vực này các cửa hàng buôn bán tận dụng triệt để từng centimet mặt tiền đường, không còn một khe hở nào cho người đi bộ. Một số quầy trái cây còn tràn xuống lòng đường buôn bán, mặc cho người đi bộ nhăn nhó, khó chịu.

Không chỉ trung tâm TP mà một số tuyến đường kiểu mẫu ở các quận, huyện vùng ven dù tỷ lệ chuyển biến 95% nhưng thực trạng không như thế. Đường Song hành Quốc lộ 22 (H.Hóc Môn) từ 17g trở đi, lề đường trở thành nơi buôn bán của các quán cà phê, nước mía, quán ăn, nhà hàng; vỉa hè được trưng dụng làm nơi để xe cho khách.

Khó dẹp vì vỉa hè... đẻ ra tiền

Lý giải việc tận dụng triệt để lòng, lề đường, một chuyên gia của Sở GTVT cho rằng, là do tập quán, văn hóa buôn bán của cư dân đô thị. Mọi thứ phải đem ra mặt tiền, trong khi chi phí thuê mặt bằng rất cao, người sử dụng mặt bằng phải tận dụng triệt để từng centimet nên lấn chiếm đường làm chỗ đậu xe cho khách, trưng bảng hiệu… Cũng theo vị này, nguyên nhân còn do hạ tầng chưa đồng bộ, hiện nhiều tuyến đường không có vỉa hè, lòng đường quá hẹp khiến người dân phải xài “ké” lòng đường; bãi đậu xe ngầm, hầm để xe quá ít nên người dân lấn lòng đường làm chỗ đậu xe.

Lợi ích kinh tế mà lòng lề đường mang lại là nguyên nhân chính gây khó khăn cho công tác quản lý của nhà nước. Trong vai người cần thuê hai mét vuông mặt tiền để đặt quầy bán trứng, chúng tôi đến đường Thới Hòa (xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh). Do nằm sát KCN Vĩnh Lộc nên lượng công nhân lưu trú trên tuyến đường này rất đông, một đoạn đường Thới Hòa đã biến thành khu chợ tự phát. Hầu hết nhà mặt tiền được cho thuê hoặc chính chủ nhà buôn bán hàng hóa.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI