Gặp “phù thủy” tái sinh cho những chai lọ phế liệu

30/08/2015 - 07:59

PNO - Dưới bàn tay tài hoa và khéo léo, những chiếc chai lọ đã qua sử dụng, những phế liệu, đồ bỏ đi này đã được “hô biến” thành tranh nghệ thuật.

Đó chính là công việc đầy thú vị của người nghệ sĩ có sở thích trang điểm cho những chai lọ phế liệu Phạm Xuân Trung, SN 1982. Hiện anh Trung và cửa hàng của anh đang ở ngõ 1043 Giải Phóng, Hà Nội.

Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Anh Phạm Xuân Trung (SN 1982) đang cặm cụi làm việc tại phòng tranh của mình

Tốt nghiệp chuyên ngành đồ họa, Đại Học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, chàng trai trẻ Phạm Xuân Trung đã mang sẵn trong mình nhiều đam mê với nghệ thuật, hội họa. Khi ra trường, nhưu bao người khác, anh đi làm về thiết kế in ấn, truyền hình để có thu nhập cho gia đình nhỏ. Nhưng thời gian rảnh rỗi anh vẫn tìm tòi vẽ tranh các thể loại.

Cuối cùng niềm đam mê vẽ tranh vẫn chiến thắng. Được sự đồng thuận của người vợ tâm lý, anh bắt đầu khởi nghiệp với nghề vẽ trang sơn dầu. Khá may mắn cho anh là thời điểm ấy, tranh của anh được rất nhiều cửa hàng trên phố Nguyễn Thái Học lấy về để bán.

Khi thị trường tranh sơn dầu chững lại, người họa sĩ này lại tự mày mò, tìm hiểu tranh màu nước vẽ trên giấy mỹ thuật Galgo. Anh là người đầu tiên đưa thể loại vẽ chibi vào tranh cưới, tranh sinh nhật, tranh quà tặng nên rất được nhiều người ưa chuộng.

Cứ thế, các sản phẩm tranh in dấu vân tay, tranh ký tên 3D cho ngày cưới của anh thiết kế được nhiều cô dâu chú rể khắp cả nước đặt mua.

Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Những chiếc chai lọ này được anh thu mua về, rửa thật sạch, để khô rồi dùng màu kính để thể hiện

“Những bức tranh ấy mình vẽ rất tự nhiên. Mỗi bức tranh đều có những nét riêng, vẽ theo yêu cầu của từng khách hàng nên được khách hàng rất thích” - Anh Trung khiêm tốn kể.

Sau thành công với tranh vân tay đám cưới trên giấy, vẽ chibi trên ly, cốc thì bề mặt thủy tinh của những chiếc chai lọ phế liệu này là một mảnh đất mới để anh tự do thể hiện và sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật có giá trị. Được biết, những chiếc chai lọ này được anh thu mua về, rửa thật sạch, để khô rồi anh dùng màu kính để thể hiện.

Họa sĩ trẻ này quan niệm: “Với ý nghĩa bảo vệ môi trường, mình sẽ giữ nguyên hình dạng của chiếc chai, không cắt gọt bất kỳ thứ gì. Bởi khi cắt gọt như thế sẽ tạo ra những mảnh thủy tinh vỡ vụn khác và như thế lại vô tình tạo ra những rác thải với môi trường”.

Khác với các họa sĩ vẽ chai lọ khác chủ yếu vẽ các họa tiết, các hoa văn trang trí thì anh Trung chọn cho mình một lối đi riêng đó là vẽ tranh lên những chiếc chai lọ này.

Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Tùy theo hình dáng cao thấp, kích thước to, nhỏ, bề mặt vuông, tròn hay chữ nhật của những chiếc lọ phế thải mà anh tự hình dung ra, lựa chọn cảnh sắc và bố cục, màu sắc.

Theo anh Trung cho biết, việc thể hiện được một bức tranh lên chiếc chai không hề đơn giản. Ngược lại, nó đòi hỏi phải thực sự có kinh nghiệm với nghề.

Thông thường, tùy theo hình dáng cao thấp, kích thước to, nhỏ, bề mặt vuông, tròn hay chữ nhật của những chiếc lọ phế thải mà anh tự hình dung ra, lựa chọn cảnh sắc và bố cục, màu sắc cụ thể để thể hiện được bức tranh có hồn nhất.

“Hầu hết, các bức tranh được mình vẽ nét trước ở tất cả các mặt của chai thủy tinh. Sau đó mình tiến hành tô màu. Màu mình hay sử dụng là màu kính, nhập khẩu từ Châu Âu nên độ bám cao, không bị trôi màu, bạc màu” - Anh Trung nói.

Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Gap “phu thuy” tai sinh cho nhung chai lo phe lieu
Người xem có thể nhìn được nhiều góc độ khác nhau để có được những hình ảnh khác nhau

Điểm đặc biệt hơn là ở những bức tranh vẽ trên chai lọ này của anh, người xem có thể nhìn được nhiều góc độ khác nhau để có được những hình ảnh khác nhau tạo cảm giác 3D của một bức tranh có chiều sâu.

Gặp một khách hàng đang tìm mua sản phẩm tên Nhung, 32 tuổi nói: “Mình là khách hàng quen của cửa hàng tranh này. Mình thường mua những chiếc ve chai nghệ thuật ở đây để làm đồ trang trí, đèn ngủ hoặc làm quà tặng cực kỳ độc đáo và ý nghĩa cho bạn bè, người thân. Mình mách nhiều bạn bè của mình mua làm quà tặng cho đối tác nước ngoài và đều nhận được phản hồi tích cực”.

Gap
"Nghề họa sĩ thì nghèo lắm. Duy chỉ có đam mê với nghề thì mình nói cả ngày không hết"

Khi hỏi về thu nhập từ nghề này mang lại, anh Trung cười xòa thú nhận: "Nghề họa sĩ thì nghèo lắm. Duy chỉ có đam mê với nghề thì mình nói cả ngày không hết. Với mình, sự sáng tạo là vô cùng nên mình luôn luôn học hỏi, thử nghiệm, tìm tòi và sáng tạo ra những thứ mới mẻ. Mình muốn mang lại cảm giác thăng hoa cho bản thân và niềm vui cho khách hàng”.

Hoài Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI