Dương Chí Dũng chối tội

12/12/2013 - 23:33

PNO - PN - Sáng 12/12, tại TAND TP. Hà Nội, đại diện VKSND Tối cao giữ quyền công tố công bố bản cáo trạng vụ trọng án tham nhũng xảy ra tại Vinalines. Với cương vị là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Vinalines, Dương Chí Dũng đã cố ý...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong vụ án này, Dương Chí Dũng đóng vai trò chủ mưu. Cụ thể, bị cáo trực tiếp ký quyết định phê duyệt chủ trương, phê duyệt đầu tư Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, ký quyết định phê duyệt mua ụ nổi 83M gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 367 tỷ đồng, trong đó bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn tham ô 1,67 triệu USD.

Cá nhân bị cáo Dương Chí Dũng tham ô 10 tỷ đồng. Còn bị cáo Mai Văn Phúc (Nguyên Tổng Giám đốc Vinalines) được xác định đóng vai trò cầm đầu trong vụ án tham nhũng tại Vinalines. Bị cáo Phúc đã ký tờ trình đề nghị HĐQT phê duyệt chủ trương, phê duyệt đầu tư Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, ký hợp đồng, ký thanh toán tiền hợp đồng mua ụ nổi 83M. Cá nhân bị cáo Phúc tham ô 10 tỷ đồng. VKSND kết luận: “Trong quá trình điều tra, bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc không ăn năn hối cải, khai báo quanh co, chối tội”.

Tám bị cáo còn lại được VKSND Tối cao đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt do các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện khắc phục hậu quả. Cơ quan công tố cũng yêu cầu Dương Chí Dũng và đồng phạm phải bồi thường thiệt hại số tiền gần 339 tỷ đồng.

Đối với Bộ GTVT - cơ quan quản lý, sau khi Vinalines có văn bản báo cáo, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp nhận cho Vinalines triển khai đầu tư dự án. Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc và giao Bộ GTVT cập nhật dự án vào quy hoạch phát triển ngành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Bộ GTVT không cập nhật, không kiểm tra, giám sát để Vinalines triển khai dự án xảy ra nhiều sai phạm, gây hậu quả thiệt hại rất lớn là có trách nhiệm của Bộ GTVT. VKSND Tối cao đề nghị lãnh đạo Bộ GTVT cần nghiêm túc kiểm điểm, có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với những cán bộ liên quan.

Duong Chi Dung choi toi

Bị cáo Dương Chí Dũng và các đồng phạm trước tòa

Trong phiên xử ngày 12/12, Hội đồng xét xử xét hỏi bị cáo Dương Chí Dũng về Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam được bị cáo trình lên Chủ tịch HĐQT Vinalines từ khi đương nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của Vinalines. Bị cáo khai: “Việc triển khai dự án này xuất phát từ nhu cầu thực tế việc sửa chữa tàu biển và được HĐQT thông qua”. Tháng 1/2007, Dương Chí Dũng lên nắm chức Chủ tịch HĐQT của Vinalines, thì tiếp tục triển khai nghị quyết về xây dựng dự án. Lúc này, bị cáo Mai Văn Phúc với thẩm quyền là Tổng Giám đốc Vinalines có trách nhiệm điều hành công việc thành lập Ban quản lý dự án và trình HĐQT.

Trước tòa, Dương Chí Dũng khẳng định: “Để thành lập dự án phải có nguồn vốn. HĐQT đã có chủ trương thành lập công ty cổ phần nhằm huy động nguồn vốn của các thành viên, và trong đó Vinalines sẽ góp 20%. Nhưng để có được nguồn vốn từ Nhà nước, Dũng và đồng phạm phải triển khai lập dự án, xin Bộ chủ quản (Bộ GTVT) và Chính phủ đồng ý, phê duyệt mới được. Sau khi Vinalines có văn bản báo cáo thì Bộ GTVT đã đồng ý về mặt chủ trương. Bộ GTVT đã trình Chính phủ nhưng Chính phủ mới chỉ có văn bản về mặt nguyên tắc”.

VTV ghi nhận phiên xử Dương Chí Dũng và đồng phạm vào ngày 12/12

Dương Chí Dũng khai tại tòa, khi có được “chủ trương” và “nguyên tắc” này, Dương Chí Dũng mới triệu tập HĐQT, lập dự án. “Nhận thức của bị cáo lúc đó là đã được thành lập dự án, trong quá trình điều tra, bị cáo mới nhận ra mình đã sai…”. Trả lời thẩm vấn về việc mua ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng đổ hết cho ông Mai Văn Phúc là người đề xuất.

“Việc mua bán ụ nổi 83M, bị cáo không có chỉ đạo cụ thể. Tất cả là điều hành của Tổng Giám đốc Phúc”, bị cáo Dũng khẳng định trước tòa. “Mặc dù đứng vai trò Chủ tịch HĐQT của Vinalines, nhưng bị cáo vẫn không biết gì về việc mua ụ nổi 83M”.

Chủ tọa phiên tòa hỏi: “Với vai trò là Chủ tịch HĐQT của Vinalines, việc mua ụ nổi đã quá hạn mà không hề hay biết là sao?”. Dương Chí Dũng trả lời: “Thưa Hội đồng xét xử, bị cáo không bao giờ can thiệp vào công việc của anh em, cụ thể là việc của Tổng Giám đốc Mai Văn Phúc. Quan hệ giữa bị cáo và ông Phúc vốn dĩ đã nằm trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt từ lâu”.

Dự kiến phiên tòa kết thúc vào ngày 14/12.

 CHI MAI

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI