Cho vay nặng lãi ở cầu Tân Thuận - Bài 2: Khi 'bà trùm' được thả

18/12/2014 - 07:05

PNO - PN - Trần Thị Mỹ Huyền (ảnh) từng bị công an Q.7, TP.HCM tạm giữ để làm rõ vấn đề cho vay nặng lãi, nhưng chỉ một vài ngày sau lại được thả về mà không có động thái giải quyết nào. Từ đó, những lời đồn thổi về “thế...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cho vay nang lai o càu Tan Thuạn - Bai 2: Khi 'ba trum' duoc tha

Thu gom tiền lãi đứng một cách công khai

Cho vay nang lai o càu Tan Thuạn - Bai 2: Khi 'ba trum' duoc thaCho vay nang lai o càu Tan Thuạn - Bai 2: Khi 'ba trum' duoc tha

 “Công an không làm được,các chú làm được gì?”

Từ khi tiếp nhận thông tin về đường dây cho vay nặng lãi này, chúng tôi đã gặp được rất nhiều người dân hiện là con nợ của Mỹ Huyền. Trong quá trình tiếp xúc, hầu hết các con nợ đều tỏ ra e dè và không dám nói nhiều về Mỹ Huyền cũng như các khoản vay mà hàng ngày họ vẫn phải è cổ ra đóng lãi.

Chúng tôi đến nhà một con nợ ở khu vực chợ Tân Thuận, 3 người phụ nữ chừng trên dưới 60 tuổi đang chờ sẵn. Họ cho biết một ngày lao động cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 100.000đ, nhưng số tiền này phải đóng cho Mỹ Huyền hết phân nửa. Trong quá trình tiếp xúc, họ đều nói, khi viết báo, chúng tôi đừng viết tên họ, kể cả khoản nợ, thời gian vay nợ cũng phải viết khác đi. “Ví dụ tôi vay năm triệu, chú nói tôi vay hai triệu thôi. Tôi vay tháng Tư thì chú nói tôi vay tháng Hai, chứ không nó biết thì chết tụi tui chú à”, một người vẻ mặt kham khổ cho biết. Một số người khác khi chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu sự việc, họ nói thẳng: “Công an (CA) còn không làm được, các chú làm được gì?”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau vụ hành hung gây thương tích cho bà Trương Thị Tuyết rồi bị tạm giữ, người nhà Mỹ Huyền đã gọi cho bà Tuyết để thương lượng làm đơn bãi nại. “Tôi nhớ khoảng 13g20 ngày 27/9, tôi có gọi điện cho cán bộ thụ lý thì cán bộ này nói hồ sơ đang thụ lý điều tra nên không bãi nại gì cả”, bà Tuyết kể lại.

Khi Huyền bị tạm giữ tại CA Q.7, rất nhiều con nợ thở phào nhẹ nhõm, tưởng rằng sẽ thoát cảnh trả lãi đứng. Nhưng thời gian sau đó, một số người cho rằng thái độ của cán bộ điều tra trong việc xử lý Mỹ Huyền rất khác. “Lúc đầu thì rất nhiệt tình, nhờ tôi động viên, kêu gọi các con nợ khác làm đơn trình báo, nhưng sau lại gợi ý tôi nhận tiền bồi thường của Mỹ Huyền”, bà Tuyết phân trần.

Một nguyên nhân khác cũng khiến các con nợ lo sợ “thế lực” của "bà trùm" này, đó là trường hợp anh của Hồ Hữu Quốc (ngụ Trần Xuân Soạn, P.Tân Thuận Tây, Q.7) - còn gọi là Vinh “trại hòm” bị chém gây thương tích sau khi động viên một số con nợ trình báo CA về việc Mỹ Huyền cho vay nặng lãi. Theo anh Quốc, thời điểm Mỹ Huyền bị bắt, cán bộ thụ lý nhờ anh động viên một số con nợ lên làm tường trình, tố cáo. “Khi tôi động viên mọi người lên tố cáo hành vi cho vay nặng lãi của Mỹ Huyền thì không hiểu sao, vài ngày sau Mỹ Huyền được thả về”, anh Quốc kể.

Ráp nối những tình tiết từ việc người dân làm đơn tố cáo, Mỹ Huyền được thả ra đến việc Vinh “trại hòm” bị chém khiến người dân càng lo lắng, hoang mang về “quyền lực” của Mỹ Huyền.

Cho vay nang lai o càu Tan Thuạn - Bai 2: Khi 'ba trum' duoc tha

Nạn nhân trình bày với phóng viên trong trạng thái hoang mang, lo sợ

“Vẫn đang điều tra xác minh”

Sau khi thu thập thông tin, chúng tôi đăng ký làm việc với CA Q.7 để làm rõ một số vấn đề trong vụ việc như quá trình giữ, thả Mỹ Huyền và những bức xúc của người dân, tố cáo của bà Trương Thị Tuyết về cách xử lý vụ việc của cán bộ điều tra… Trung tá Vũ Văn Minh, Đội trưởng Đội tổng hợp, sau khi xin ý kiến Ban chỉ huy CA Q.7, đề nghị chúng tôi để lại nội dung làm việc để chuẩn bị thông tin, hẹn làm việc vào ngày 8/12.

Theo lịch làm việc hẹn trước, chúng tôi trở lại CA Q.7, thời điểm này trung tá Minh cho biết Đội cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH (đơn vị thụ lý vụ việc) đã có báo cáo về sự việc nhưng lãnh đạo quận đi họp, chưa xin được ý kiến nên hẹn lại ngày 9/12 để làm việc trực tiếp với Ban chỉ huy Đội cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH. Tuy nhiên buổi chiều cùng ngày, trung tá Minh gọi điện thông báo đã xin ý kiến lãnh đạo CA Q.7, vụ việc được trả lời ngắn gọn “đang điều tra, xác minh” và thông báo hủy buổi làm việc ngày 9/12.

Không biết đường dây cho vay nặng lãi của "bà trùm" Mỹ Huyền được CA điều tra xác minh đến đâu và hướng xử lý ra sao, nhưng có một thực tế là những người lao động nghèo ở khu vực cầu Tân Thuận lỡ vướng vào đường dây này đang nơm nớp lo sợ bị hành hung, khủng bố tinh thần. Đã khó khăn, họ càng rơi vào cảnh kiệt quệ mà không tin rằng các cơ quan liên quan có thể bảo vệ được sự bình an của mình.

Còn với "bà trùm" Mỹ Huyền và đường dây, hành vi vi phạm pháp luật không mấy khó nhận biết, vậy mà không hiểu sao, đến thời điểm này, đối tượng vẫn nhởn nhơ tiếp tục công khai vơ vét những đồng tiền còm cõi từ mồ hôi nước mắt của dân nghèo?

 Nhóm PV CT-XH

CÓ ĐỦ DẤU HIỆU PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG

Điều 163 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tội cho vay lãi nặng như sau: Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo điều 476 Bộ luật Dân sự, thì lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng

Căn cứ Quyết định số 2174/QĐ-NHNN ngày 28/10/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng tiền đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng là 7%/năm, tương đương 0,58%/tháng.

Như vậy, mức lãi suất cho vay mà các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật là không quá 10,5%/năm, tương đương 0,875%/tháng.

Theo đó, trong quan hệ vay tài sản nếu thỏa thuận vượt quá mức lãi suất trên là vi phạm về lãi suất cho vay và nếu mức lãi suất cao đến mức hơn 8,75%/tháng thì phạm vào tội cho vay lãi nặng. Tuy nhiên, để xử lý hình sự người vi phạm thì phải chứng minh người cho vay phải là đối tượng cho vay có tính chất chuyên bóc lột, cho vay chuyên nghiệp…

Trường hợp trên, người dân cần mạnh dạn làm đơn tố cáo, cung cấp bằng chứng cho công an địa phương. Công an Q.7 và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác của địa phương cần sớm vào cuộc để điều tra, xử lý theo quy định, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các nạn nhân, tăng cường bảo đảm an ninh trật tự địa bàn, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Luật sư HUỲNH MINH VŨ (Đoàn Luật sư TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI