Càng thiếu vắc-xin dịch vụ, lòng tin vào vắc-xin miễn phí càng giảm

30/12/2015 - 07:56

PNO - Không ai không đau lòng trước những hình ảnh phụ huynh nhiều giờ liền trong đêm lạnh, bồng con trẻ sơ sinh vài tháng tuổi chờ đợi được tiêm chủng.

Các chuyên gia về y tế dự phòng, nghiên cứu y tế và quản trị bệnh viện cho rằng, hãy để người dân tự lựa chọn, để chính nhà phân phối chịu trách nhiệm, đừng dồn mọi thứ cho nhà nước.

Ở các nước tiên tiến, sự cố xảy ra

TS Trần Ngọc Hữu - nguyên Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - đặt vấn đề: vì sao 91 nước trên thế giới có tiêm vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem mà sự cố, khủng hoảng chỉ xảy ra ở VN?

Trong khi đó, TS Viên Quang Mai - Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang - lại nhấn mạnh đến tính nghiêm ngặt của việc bảo quản, vận chuyển vắc-xin và việc tiêm chủng phải đúng quy trình, đặc biệt là khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm chủng; tư vấn, dặn dò người nhà của trẻ theo dõi những biểu hiện bất thường để kịp thời xử trí...

Trước giả thuyết cho rằng quy trình bảo quản, vận chuyển và sàng lọc bệnh trước khi tiêm vắcxin Quinvaxem hiện đang có vấn đề, bác sĩ (BS) Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM - cho rằng, TP.HCM là địa phương triển khai việc khám sàng lọc rất kỹ và rất sớm.

Nhiều năm qua, thành phố cũng đã triển khai mẫu kê khai đăng ký tiêm chủng, khi phụ huynh đưa trẻ đi chích ngừa sẽ phải khai các thông tin của trẻ (họ tên, địa chỉ và tiền sử bệnh) lên tờ khai để nhân viên y tế kiểm tra. Sau đó, trẻ sẽ được kiểm tra về cân nặng, huyết áp và thân nhiệt... trước khi tiêm.

Cang thieu vac-xin dich vu, long tin vao vac-xin mien phi cang giam
Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, từ 10 năm qua, TP.HCM đã triển khai tiêm chủng tại hơn 10 bệnh viện lớn như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Từ Dũ, Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương... Những trẻ có vấn đề về bệnh lý, bệnh nền hoặc có vấn đề về sức khỏe mà tuyến dưới phát hiện sàng lọc; những trường hợp tạm hoãn tiêm như sốt, tiêu chảy và các bệnh lý như tim bẩm sinh, các bệnh mạn tính… đều được chuyển lên điều trị, kiểm tra và chích vắc-xin tại các bệnh viện này.

Về chuyên môn, theo BS Dũng, các BS về dự phòng mỗi tháng khám sàng lọc cho hàng trăm, hàng ngàn trẻ. Họ là những người có kinh nghiệm lâu năm. BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết, công tác khám sàng lọc trước tiêm vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ cho trẻ. “Thời gian qua, quá trình tham gia kiểm tra về vấn đề chuyên môn và tập huấn sàng lọc tại các đơn vị cơ sở, cả ở TP.HCM lẫn các tỉnh thành khu vực phía Nam, tôi nhận thấy vấn đề này chúng ta đã làm tốt”, BS Khanh nói.

Về quy trình bảo quản, phân phối, BS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - khẳng định, quy trình bảo quản, theo dõi vắc-xin Quinvaxem rất tốt. Không chỉ theo dõi đánh giá tổng thể tại các điểm bảo quản vắc-xin đạt chuẩn mà ngay trên mỗi lọ vắcxin Quinvaxem cũng có những tiêu chí nhận biết cụ thể.

Có lẽ, nhờ vậy mà trong số 600.000 mũi tiêm Quinvaxem tại TP.HCM trong hai năm 2014 và 2015 chỉ ghi nhận 60 ca phản ứng nhẹ, hai ca sốc phản vệ sau tiêm nhưng đều phát hiện và điều trị kịp thời. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày có khoảng 70 trẻ chích vắcxin, trong đó tỷ lệ trẻ phải tạm hoãn tiêm do bệnh lý chiếm khoảng 1%.

Tuy nhiên, theo BS Trương Hữu Khanh, sự cố vẫn xảy ra, bởi lẽ với các trẻ mắc bệnh nền khó chẩn đoán thì không chỉ ở tuyến dưới mà cả tuyến trên đôi khi cũng không phát hiện. Và, việc này càng khó khăn với những cán bộ vùng sâu vùng xa. Đó là chưa kể nguyên nhân còn có thể do gia đình người bệnh chưa thật sự ý thức trong  cũng không loại trừ được sự cố sau tiêm vắc-xin.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI