Những kiếp 'người ngựa' thồ hàng lên đỉnh núi mưu sinh

29/07/2017 - 13:00

PNO - Để có cơm ăn, áo mặc, hàng chục lao động nghèo buộc bán sức, gánh hàng thuê lên đỉnh núi. Mỗi kg hàng, họ được trả mức thù lao 1.000 đồng.

Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Núi Chứa Chan ở xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) có độ cao 800m so với mặt nước biển. Đây là di tích lịch sử, danh thắng của Đồng Nai. Trên đỉnh núi có nhiều chùa, miếu thờ và trở thành điểm du lịch, hành hương của người dân khắp trong và ngoài tỉnh.   
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Con đường lên đỉnh núi dài khoảng 4km với hàng nghìn bậc thang. Nhiều người dân sinh sống trên núi, du khách không đủ sức cõng hành lý đã tạo điều kiện cho hàng chục người nghèo có nghề mưu sinh.      
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Hàng được thuê vận chuyển lên núi bao gồm hành lý du khách, vật liệu xây dựng hay củi, các vật dụng của người dân. 
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Người thanh niên này cho biết anh gắn bó với nghề gánh, vác hàng thuê ở đỉnh Chứa Chan hơn 10 năm. "Nghề này phải có sức khỏe tốt và biết chịu khó mới kiếm được tiền mua cơm", anh tâm sự. 
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Tay đòn và dây dù-dụng cụ dùng gánh hàng của một cửu vạn.  
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Anh Lê Đình Khanh (ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) cho biết nhà nghèo trong khi không tìm được việc làm ở nơi phố thị nên anh lên núi làm cửu vạn. "Leo núi mệt lắm nhưng không làm thì biết lấy gì ăn".   
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Theo người dân, họ vận chuyển mỗi kg hàng lên núi sẽ được trả công 1.000 đồng."Nếu vác bao xi măng 50 kg từ dưới lên đỉnh núi, tôi sẽ nhận được 50.000 đồng. Những hàng cồng kềnh như tôn, sắt, các loại vật liệu xây dựng hay hàng hóa, hành lý du khách cũng tính với giá đó. Mỗi ngày, tôi kiếm được khoảng 200.000 đồng", ông Nguyễn Tám cho biết.
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Một cửu vạn cho biết dốc núi cao trong khi hàng hóa nặng nên họ phải thường xuyên nghỉ dưỡng sức. Ông nói: "Nhiều đêm về đến nhà, chân tay mỏi rã rời. Có lần gắng quá nên đổ bệnh, nằm viện mấy ngày liền".   
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Hai em nhỏ Nguyễn Trần Tài và Trần Quốc Bảo (14 tuổi) đặt gùi hàng bên cạnh để nghỉ ngơi. Tài cho biết nhà em ở gần đỉnh núi, bố mẹ bận trong khi số hàng hóa mua về dùng chỉ hơn 5 kg nên em phải tự gùi.
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Gánh hàng nặng gần 100 kg trên vai nhưng anh Lê Đình Khanh vẫn nở nụ cười khi gặp du khách. 
Nhung kiep 'nguoi ngua' tho hang len dinh nui muu sinh
Một cửu vạn kết thúc công việc và bước bộ xuống núi theo con đường mòn. Anh cho biết, những năm gần đây, Ban quản lý khu du lịch núi Chứa Chan đưa tuyến cáp treo vào hoạt động nên khách leo núi giảm. Lượng hàng hóa từ đó cũng giảm theo nên nhiều người bỏ núi đi nơi khác mưu sinh.  

Thanh Thiên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI