Những 'cô đào' bốc lửa, sống đúng giới tính cùng Drag Queen

24/05/2019 - 10:21

PNO - Để làm một chàng trai đồng tính công khai, bạn phải có 7, 8 phần can đảm. Nhưng để sống như một Drag, bạn phải thực sự không sợ hãi

Nhung 'co dao' boc lua, song dung gioi tinh cung Drag Queen

Gần nửa đêm, trong phòng phục trang chật hẹp của một quán bar trên đường Đề Thám (Q.1, TP.HCM), các “cô đào” tất bật chỉnh trang xiêm y, dặm lại phần hóa trang cho mặn mà, vài người tranh thủ tập lại mấy động tác vũ đạo trong bài sắp sửa biểu diễn. 

Vài phút trước khi show bắt đầu, không khí trong cánh gà nhộn nhịp hẳn, mọi người phân công nhau các vị trí, hướng dẫn đường dây các tiết mục sao cho mượt mà nhất. 

Bên ngoài, tiếng nhạc EDM xập xình khiến lòng người rộn rạo. Họ - những nghệ sĩ Drag Queen, là những chàng trai trang điểm lộng lẫy, khoác lên mình bộ váy áo đẹp nhất để trở thành quý cô kiêu sa trên sân khấu. 

Nhung 'co dao' boc lua, song dung gioi tinh cung Drag Queen

Được lên sân khấu là cả một sự đánh đổi

0g tại một quán beer-club (Q.1), Gia Kỳ (28 tuổi) vận chiếc váy đính kim sa lấp lánh khoe đôi chân thon dài, chỉnh lại mái tóc, dặm thêm son phấn rồi tự tin bước lên sân khấu biểu diễn ca khúc theo vũ điệu Latinh nóng bỏng. Nếu lần đầu tiên xem Gia Kỳ biểu diễn, cứ tưởng hát thật. Từ lấy hơi, ngắt quãng khớp từng chi tiết.

“Mình làm nghề này được gần 8 năm rồi. Do khi hát nhép (lip-sync), khán giả tập trung chủ yếu vào phần nhìn nên mình phải chăm chút ngoại hình thật kỹ, từ mặt mũi đến trang phục, càng kiêu sa thì khả năng thành công càng cao” - Gia Kỳ tiết lộ. 

Hoàng Ân có hơn hai năm làm Drag Queen kể, để có được gần 5 phút biểu diễn trên sân khấu, Ân phải tập luyện trước đó rất nhiều, tới đêm diễn dành ra 3 tiếng cho khâu trang điểm rồi di chuyển đến quán bar, đợi đến nửa đêm mới bước lên sân khấu. Có lợi thế từng là vũ công, Ân dễ dàng chinh phục những vũ điệu sôi động, động tác khó.

Nhung 'co dao' boc lua, song dung gioi tinh cung Drag Queen
Tự trang điểm và chỉnh sửa cho nhau trước giờ biểu diễn

Drag Queen là viết tắt của cụm từ Dressed Resembling A Girl (ăn mặc giống con gái). Đó là một nghề.

Đa số Drag Queen đều là nam giả nữ, họ bảo đã trót mang duyên với nghề nên chấp nhận mọi lời gièm pha. Drag có thể là một người đồng tính, một người chuyển giới, song tính hay là một queer (những người vẫn đang đi tìm giới tính cho mình). Ban ngày, họ là thợ trang điểm, nhà thiết kế, vũ công…

Ban đêm, họ hóa thân thành những “cô đào” nóng bỏng, xinh đẹp và cháy hết mình cùng khán giả.

Thế nhưng không phải màn biểu diễn nào cũng được đón nhận, không ít người bĩu môi xem thường gọi họ là những kẻ bệnh hoạn. “Cô đào” Thanh Thanh đứng trước tấm gương đã ngả màu ố vàng, chỉnh lại mái tóc bị lệch - nói: “Đây là lần đầu tiên tôi chính thức được đứng trên sân khấu lớn biểu diễn trước cả trăm người, thay vì biểu diễn ở lề đường như trước đây. Dù ai nói gì, nhìn mình như thế nào tôi cũng sẽ kiên trì, bền bỉ”.

Với nhiều Drag Queen, để được lên sân khấu là cả một sự đánh đổi. Đánh đổi thời gian, đánh đổi tuổi trẻ và cả sự tự trọng của bản thân. Vì họ biết ngoài kia vẫn còn nhiều điều tiếng cay nghiệt dành cho những người đàn ông uốn éo trong bộ dạng của người đàn bà.

Drag Queen không chỉ đơn giản là đứng trên sân khấu và nhún nhảy vài ba động tác là thành một phần trình diễn. Đa số người theo Drag đều chọn lip-sync để mưu sinh; số khác phô diễn tài năng của mình với những bài hát live ấn tượng, khả năng trình diễn thời trang hay stand-up comedy (hài kịch tình huống).

Để có được những màn trình diễn thu hút, Drag Queen phải mất rất nhiều thời gian, sức lực để chuẩn bị, tập luyện, tự trang bị trang phục, đạo cụ... Họ đi xem, học qua video, tìm thầy dạy... Rất nhiều mồ hôi, nước mắt và cả máu để có tiết mục hoàn hảo. 

Nghệ thuật Drag Queen được du nhập vào Việt Nam từ những năm 90. Không giống các nước láng giềng như Thái Lan hay Malaysia, mãi cho đến những năm gần đây ở một số thành phố lớn tại Việt Nam mới bắt đầu cởi mở hơn với nghệ thuật Drag Queen.

Đặc biệt là ở TP.HCM, đã có nhiều nhóm biểu diễn Drag Queen chuyên nghiệp được thành lập, đồng thời nhiều tụ điểm tạo điều kiện biểu diễn môn nghệ thuật này giúp khán giả có cơ hội được tiếp cận gần hơn.

Thậm chí với nhiều Drag Queen để được lên sân khấu là cả một sự đánh đổi. Đánh đổi thời gian, đánh đổi tuổi trẻ và cả sự tự trọng của bản thân. Vì họ biết ngoài kia vẫn còn nhiều điều tiếng cay nghiệt dành cho những người đàn ông uốn éo trong bộ dạng của người đàn bà. 

Nhung 'co dao' boc lua, song dung gioi tinh cung Drag Queen
Nghệ sĩ Drag Queen đều xuất phát từ đam mê

Nghề không sợ hãi

Nhiều người đùa vui rằng, để làm một chàng trai đồng tính công khai, bạn phải có 7, 8 phần can đảm. Nhưng nếu để sống như một Drag, bạn phải thực sự không sợ hãi. Và nếu không có đủ đam mê thì chắc chẳng đủ mạnh mẽ đi cùng nghề trong nhiều năm liền. 

“Có lúc diễn xa, cát-sê nhận không bao nhiêu nhưng em cũng không quan tâm. Được sống đúng giới tính trong từng vai diễn và làm nghề mình yêu thích, đồng tiền mình làm ra là chân chính thì không có gì phải xấu hổ” - cô đào Mỹ Mỹ khẳng định.

Phương Linh (22 tuổi), sinh viên năm cuối khoa thiết kế thời trang Trường đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) là “tân binh” Drag Queen diễn hát nhép kể, mặc dù nghề không nhiều cạnh tranh nhưng cũng không dễ để khán giả biết đến. Chỉ những Drag Queen có tên tuổi mới được chủ quán bar, vũ trường mời diễn. Rồi “người đi trước rước người đi sau”.

Để thu hút khán giả, nghệ sĩ Drag Queen phải dùng nhiều chiêu trò, thủ thuật. Càng “bung lụa”, nhảy múa, xoạc bất chấp… càng gây phấn khích cho khán giả càng tốt. 

Biết con trai thường xuyên giả gái diễn Drag Queen, mẹ của Rose (25 tuổi) phản đối dữ dội. Mẹ bảo con trai ăn học đàng hoàng, có bằng kinh tế loại ưu lại làm cái nghề không giống ai. Nhưng biết sao giờ, mình… không thể thoát ra được - Rose trải lòng. 

“Trên Facebook, tôi thường xuyên cập nhật những hình ảnh mình hóa trang thành nữ, nhiều bạn bè, người quen vào khen xinh, họ động viên và hỏi diễn ở đâu để đến xem chứ không hề kỳ thị. Và thật may, mẹ tôi giờ cũng đã mở lòng…” - Rose tâm sự.

Drag Queen là viết tắt của cụm từ Dressed Resembling A Girl (ăn mặc giống con gái). Đó là một nghề. Nghệ thuật Drag Queen được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990. Không giống các nước láng giềng như Thái Lan hay Malaysia, mãi cho đến những năm gần đây ở một số thành phố lớn tại Việt Nam mới bắt đầu cởi mở hơn với nghệ thuật Drag Queen. Đặc biệt, ở TP.HCM, hiện có khoảng 40-50 Drag Queen đang hành nghề, nhiều nhóm biểu diễn Drag Queen chuyên nghiệp, đồng thời nhiều tụ điểm tạo điều kiện biểu diễn môn nghệ thuật này giúp khán giả có cơ hội được tiếp cận gần hơn.

Hiện tại ở TP.HCM có khoảng 40-50 Drag Queen đang hành nghề. Do các tụ điểm biểu diễn rất ít nên xác suất để được diễn cũng hạn chế. Tuy nhiên, ở môi trường đặc biệt này, mọi người đối xử với nhau rất tốt và hoàn toàn không có hiện tượng tranh giành show. 

Một Drag Queen tâm sự: “Đã là thân phận này với nhau rồi chúng tôi cần gì phải hơn thua nhau nữa, chủ yếu giúp đỡ nhau là nhiều”. Cũng đôi lúc mệt mỏi muốn bỏ nghề, nhưng không được. 

Có lần, mặc đồ diễn xong tự nhiên cảm thấy trong người rất mệt, không thở nổi, nghĩ chắc duyên với nghề đã hết, thế là lấy giày, tóc giả, son phấn… đem hết cho các đồng nghiệp. Tuy nhiên một thời gian sau, có người kêu đi diễn, thì lại thèm được diễn và lại quay về với ánh đèn sân khấu. 

Hải Trung Kim

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI