Người đàn ông Việt kiều và hành trình đi tìm sự thật về bức ảnh 'Hai đứa trẻ Mỹ Lai'

16/03/2018 - 18:16

PNO - Suốt gần 30 năm hình ảnh hai em bé nằm ôm nhau che chắn cho nhau trước họng súng kẻ thù được Ronald Haeberle chụp năm 1968 trong vụ thảm sát Sơn Mỹ - Quảng Ngãi đã có nhiều tranh luận và sự thật Đức đã trở về

Trong buổi sáng lễ kỷ niệm 50 năm diễn ra vụ thảm sát Sơn Mỹ, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là người đàn ông Việt kiều sống tại CHLB Đức Trần Văn Đức đang sắp xếp theo thứ tự những tấm hình mà cựu binh Ronald Haeberle - còn có tên gọi thân mật là Ron gửi tặng. Với ông Đức đó là tài sản vô giá. 

Nguoi dan ong Viet kieu va hanh trinh di tim su that ve buc anh 'Hai dua tre My Lai'
Bức ảnh nổi tiếng "Hai đứa trẻ Mỹ Lai" gây nhiều tranh luận. Ảnh: Ronald Haeberle

Lần này trở lại Khu chứng tích và tượng đài Sơn Mỹ dự lễ - ông Đức nhân chứng sống sót sau vụ thảm sát kinh hoàng hơn 50 năm về trước vẫn giữ nguyên ý kiến bảo vệ nhân vật hai em bé trên đường ruộng che chắn cho nhau trước súng đạn kẻ thù là mình và em gái Trần Thị Hà.

"Vì lới hứa với Ron, tôi đã về lại và sự thật tôi muốn tất cả mọi người biết hai anh em tôi chính là nhân vật trong ảnh. Tôi nhớ rất rõ lúc đó máy bay ngang trên đầu, sợ quá tôi kéo em xuống nằm trên đường đê để tránh súng đang chỉa xuống. Ron lần đầu gặp tôi cách đây hơn 7 năm cũng đã khẳng định tôi chính là nhân vật trong ảnh", ông Đức trao đổi.

Nguoi dan ong Viet kieu va hanh trinh di tim su that ve buc anh 'Hai dua tre My Lai'
Ông Trần Văn Đức cùng hai người em là chị Trần Thị Mỹ, Trần Thị Hà

Suốt cả thập kỷ qua, ông Trần Văn Đức rải hàng chục gói hồ sơ ở nhiều cơ quan chức năng của Quảng Ngãi và cấp cao hơn để chứng minh rằng hai đứa trẻ trong ảnh là ông và em gái Trần Thị Hà, đồng thời yêu cầu đính chính các thông tin thuyết minh về mẹ ông, người mà ông tin là có mặt trong một tấm ảnh khác.

Ronald Haeberle, người thích được gọi bằng cái tên "Ron", nói rằng ông tin Đức chính là đứa trẻ ông đã chụp năm xưa. Dù vậy, kết quả thanh tra của cơ quan chức năng Quảng Ngãi cho biết họ chưa có đủ bằng chứng để khẳng định đó là Đức.

Nguoi dan ong Viet kieu va hanh trinh di tim su that ve buc anh 'Hai dua tre My Lai'
Với ông Đức, từng tấm ảnh của Ron tặng là món quà tinh thần vô giá

Tiếp xúc chúng tôi trước giờ bước vào lễ tưởng niệm, ông Đức một lần nữa khẳng định ông chính là nhân vật trong bức ảnh đó đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng cần công bố rõ điều này.

Nghĩa cử cuối cùng mà Ron muốn an ủi Đức, đó là ông trao chiếc máy ảnh Nikon đã theo ông suốt 43 năm qua cho Đức. Chính chiếc máy ảnh này đã ghi lại cảnh mẹ của Đức bị bắn chết trên cánh đồng và Đức đã “che đạn cho em” như trong bức ảnh...

Nguoi dan ong Viet kieu va hanh trinh di tim su that ve buc anh 'Hai dua tre My Lai'
Ông Đức và ngày trở lại với ước nguyện được công bố mình chính là nhân vật trong bức ảnh hai đứa trẻ Mỹ Lai

Sau ngày đất nước hòa bình, người dân Sơn Mỹ đã vượt qua nỗi đau, mở rộng mở  tay bao dung tha thứ, chân tình đón tiếp những cựu binh Mỹ tìm về nơi đây như một chốn hành hương.

Ông Mike Heyste, cựu binh Mỹ đã từng đóng quân ở An Khê, tỉnh Gia Lai những năm 1970. Ông đã hai lần cùng đồng đội trở lại Việt Nam và ghé thăm làng Mỹ Lai, Sơn Mỹ. Lần này ông đi cùng con gái của mình là một sinh viên Mỹ.

Nguoi dan ong Viet kieu va hanh trinh di tim su that ve buc anh 'Hai dua tre My Lai'
Nhiều cựu binh Mỹ đã chọn Sơn Mỹ là nơi để trở về hành hương, cầu nguyện 

Ông Mike Heyste cho biết, gia đình ông và những người bạn Mỹ sẽ trở lại Sơn Mỹ trong một ngày gần nhất với nhiều kế hoạch giúp đỡ người dân nơi đây.  Trở lại thăm khu chứng tích và mảnh đất Sơn Mỹ lần này, ông rất ngạc nhiên vì sự đổi thay nơi đây so với những năm trước.

"Tôi đang có kế hoạch để trở lại mảnh đất này trong năm tới với nhiều hoạt động để giúp đỡ người dân nơi đây. Tôi rất khâm phục và yêu mến người dân Việt Nam. Đây thật sự là một đất nước đáng yêu", Mike Heyste nói

50 năm không thể quên từng giọt máu hồng của người dân Sơn Mỹ vương vãi trên bờ kênh, ngọn cỏ, trong ngày cả làng chất chứa tang thương. Nhắc là để nhớ lại không phải là để gây thêm oán hận, mà là thế hệ sau cần biết lịch sử đất nước đã trải qua những thời điểm đau thương không thể quên.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI