Làng nghề mành trúc xuất khẩu tồn tại hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn

29/07/2017 - 10:10

PNO - Mành trúc là nghề truyền thống có từ lâu đời ở huyện Củ Chi, TP.HCM. Không chỉ tạo nên những sản phẩm độc đáo mà nghề mành trúc còn giới thiệu vẻ đẹp về đất nước, con người Việt Nam ra khắp bạn bè thế giới.

Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Nghề mành trúc ở huyện Củ Chi, TP.HCM có từ trước năm 1970, các cơ sở sản xuất tập trung ở xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Từ xa xưa mành trúc là một vật dụng khá quen thuộc, được dùng để ngăn giữa các phòng, và còn được xem là bức tranh trang trí ở trong nhà. Đến nay sản phẩm độc đáo này đã được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và đón nhận.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Để làm nên một sản phẩm mành trúc hoàn thiện, người thợ phải lựa chọn loại trúc có phần ngọn dài khoảng 3-5cm, có màu hơi ngà và bóng. Trúc thu hoạch sẽ được ngâm nước bồ hòn để tăng độ bóng đẹp, ăn sơn cho trúc.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Sau đó là công đoạn phơi khô, cắt từng đoạn nhỏ, rồi xỏ kẽm. Tiếp theo, những người thợ giật mành, móc kẽm, cuối cùng là công đoạn sơn trúc.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Nguyên liệu trúc chủ yếu lấy từ các tỉnh Cà Mau, Tây Ninh và huyện Củ Chi, TP.HCM.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Ông Nguyễn Văn Bèn cho biết, mỗi tháng cơ sở của ông xuất ra thị trường khoảng 10 ngàn chiếc mành trúc, chủ yếu xuất sang các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, mỗi chiếc mành trúc có giá trung bình từ khoảng 150 ngàn đến 300 ngàn đồng.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Sản phẩm chủ yếu bán chạy vào dịp cuối năm và mùa hè.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Để tạo nên một chiếc mành trúc bắt mắt, đòi hỏi người thợ phải thực hiện khéo léo và tỉ mỉ.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Chị Diệu (30 tuổi) làm nghề 15 năm nay tâm sự, để làm nghề này không chỉ yêu nghề mà đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Ông Phong đã gắn bó với công việc này hơn 30 năm nay.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Để tạo nên các họa tiết và phối cảnh sinh động, người thợ phải phối nhiều loại sơn với nhau.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Là người làm nghề lâu nhất, hơn 50 năm kinh nghiệm trong nghề anh Văn đang thực hiện bức họa mành trúc tháp Eiffel để giao hàng cho một đơn vị đặt hàng từ Pháp.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Ông Bèn chia sẻ: “Thời hoàng kim, làng nghề mành trúc có đến 54 cơ sở sản xuất, nhưng hiện nay do nguồn nguyên liệu trúc cạn kiệt nên nhiều cơ sở phải đóng cửa hoặc chuyển sang làm công việc khác”.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Khi sơn mành trúc, những người thợ không dùng cọ mà dùng một miếng xốp để thể hiện họa tiết lên mành trúc.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Mành trúc mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi một cơn gió thoảng qua tạo nên tiếng lao xao.
Lang nghe manh truc xuat khau ton tai hon nua the ky o Sai Gon
Mỗi bức mành trúc gần như một tác phẩm nghệ thuật, nơi người thợ sơn thoả sức sáng tạo bằng những bức vẽ với các gam màu khác nhau, có thể là tranh phong cảnh, tĩnh vật, con người.

Minh Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI