Khởi kiện công ty Chuỗi Giá Trị về hành vi xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt

26/07/2017 - 05:30

PNO - Ngày 25/7, ông Tôn Thất Viễn Bào - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước tộc đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân TP. Huế chính thức khởi kiện chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe lăng vua Tự Đức và vua Đồng Khánh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Chuỗi Giá Trị bị khởi kiện theo đơn trình bày của Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phước tộc vì chưa được bàn giao mặt bằng đã tự ý san ủi ngôi mộ của bà Tài Nhân là một phi tần của vua Tự Đức. Việc làm này đã phá hủy toàn bộ nơi an nghỉ, xâm phạm đến hài cốt của bà, vi phạm điều 319 Bộ Luật Hình sự.

Khoi kien cong ty Chuoi Gia Tri ve hanh vi xam pham thi the mo ma, hai cot
Tấm bia mộ bà Tài Nhân được tìm thấy sau khi Khu mộ bị đơn vị thi công san ủi

Trên cơ sở đó, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc và con cháu hậu duệ nhà Nguyễn yêu cầu Tòa án nhân dân TP.Huế khởi tố theo Khoản 1, Điều 319 và mục a Khoản 1 Bộ luật Hình sự về “tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” đối với công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Chuỗi Giá Trị. 

Đơn khởi kiện cũng yêu cầu bị đơn phục hồi nguyên trạng ngôi mộ vợ vua Tự Đức như cũ, xin lỗi Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc trước công chúng. 

Khoi kien cong ty Chuoi Gia Tri ve hanh vi xam pham thi the mo ma, hai cot
Khu mộ bài Tài Nhân bị san ủi thu hút sự quan tâm của dư luận và nhân dân Huế

Ngoài ra, đơn kiện còn yêu cầu tòa án khởi tố phía liên quan là Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế do ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc trung tâm đã làm việc thiếu trách nhiệm khi quy hoạch bãi đổ xe xâm lấn hành lang bảo vệ di sản văn hóa thế giới là lăng Tự Đức.

Đặc biệt khi quy hoạch dự án không hề báo cáo cho các bên liên quan như Nguyễn Phước tộc và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế dẫn đến việc dung túng cho phía chủ đầu tư làm sai, gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó tại buổi giao ban Ban Tuyên giáo tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 24/7, dự thảo báo cáo có đoạn: “Báo chí tập trung phản ánh với hơn 300 bài viết, có báo đưa liên tục 4-6 tin, bài, ngoài ra còn hàng trăm lượt trích dẫn trên các báo, các trang thông tin điện tử phản ánh về việc công ty Chuỗi Giá Trị, trong quá trình san lấp mặt bằng thực hiện dự án bãi đỗ xe tham quan lăng vua Tự Đức - Đồng Khánh đã san lấp mộ bà Tài nhân - vợ vua Tự Đức”.

Khoi kien cong ty Chuoi Gia Tri ve hanh vi xam pham thi the mo ma, hai cot
Toàn cảnh khu vực khu vực mộ vợ Vua Tự Đức gần đồi Vọng Cảnh Huế

Phát biểu tại cuộc họp, nhà báo Bùi Ngọc Long, cho rằng qua theo dõi thông tin báo chí vừa rồi, có thể thấy chủ trương di dời ngôi mộ của bà Tài nhân họ Lê, vợ vua Tự Đức chưa nhận được sự đồng thuận cao. Nguyên nhân vì sao như vậy? Trước hết là cách ứng xử trước vụ việc của các ngành chức năng chưa đúng. Cụ thể trong đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế, trong quá trình kiểm kê đền bù, đã thiếu trách nhiệm, bỏ sót ngôi mộ.

Khoi kien cong ty Chuoi Gia Tri ve hanh vi xam pham thi the mo ma, hai cot
Huyệt mộ khi tìm thấy chỉ được phép cho lấp cát và xếp gạch

Thứ hai, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trước đó có khảo sát nhưng chỉ ghi nhận lăng bà Học phi, lăng 15 liếp (của các phi tần vua Tự Đức) gần đó mà không phát hiện ngôi mộ này. Như vậy là có thiếu sót…

Sau khi ngôi mộ bị san phẳng và được phát hiện, các đơn vị chức năng cũng chưa xử lý thấu tình đạt lý, cụ thể đơn vị đầu tư chưa được giao đất mà đã san ủi, nhưng không hề thấy sai phạm này bị xử lý gì nên người dân có quyền cho rằng tính minh bạch của pháp luật chưa cao.

Khoi kien cong ty Chuoi Gia Tri ve hanh vi xam pham thi the mo ma, hai cot
Khu quy hoạch bãi đỗ xe 17.000 m2 gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận Huế

Trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam thực lực (thời Minh Mệnh), quy định chốn nội cung có 9 bậc như sau: Trên Nhất giai, đặt một hoàng quý phi để giúp hoàng hậu là ngôi chủ quỹ trong cung, giữ nội chính cho được tề chỉnh. Nhất giai gồm: Quý phi, Hiền phi, Thần phi;

Nhị giai gồm: Gia phi, Thục phi, Huệ phi; Tam giai: Quý tần, Hiền tần, Trang tần; Tứ giai: Đức tần, Thục tần, Huệ tần; Ngũ giai: An tần, Hòa tần, Lệ tần; Lục giai: Tiệp dư; Thất giai: Quý nhân. Bát giai: Mỹ nhân; Cửu giai: Tài nhân.

Về tên thụy, đối với các hoàng thân, công chúa, cung, giai, trừ người nào biểu hiện là có đức vọng phẩm hạnh lâm thời sẽ chuẩn cho tên thụy.

Khoi kien cong ty Chuoi Gia Tri ve hanh vi xam pham thi the mo ma, hai cot
Khi trả lời báo chí, ông Đỗ Trọng Bướm khẳng định từng thấy sự tồn tại của ngôi mộ vợ vua Tự Đức trước ngày san ủi. Ảnh: Thuận Hóa

Bên cạnh quy định về thứ bậc trong cung còn có lệ định cách thức nhà thờ ở lăng và mộ các phi tần. Cụ thể: “từ Tiệp dư trở xuống, các mộ phía trong xây tường gạch cao 3 thước 2 tấc, dài 2 trượng 1 thước, chiều ngang 1 trượng 8 thước, bên ngoài tường gạch cao 4 thước, dài 3 trượng 6 thước, chiều ngang 3 trượng 2 thước, cửa mặt trước ở trước bình phong có bia đá khắc chữ theo thể thức sau: “Tiệp trữ hoặc quý nhân, mỹ nhân, tài nhân, mỗ thị chi mộ”.

Về cách quản lý, triều Nguyễn quy định: “Chung quanh giới hạn đều 8 trượng. Phàm các hạn lệ giới cấm: nếu gặp dân cư và ruộng sâu khe cừ thì cứ chỗ tiếp giáp, xây cột gạch không cứ số trượng, giao cho biền binh canh giữ trồng cấy cỏ hoa, cốt được xanh tốt, các Kinh doãn, Kinh huyện thời thường tuần tra nghiêm cấm dân sở tại không được chôn trộm phần mộ ở trong giới hạn và thả trâu dê giày xéo vào cây có lên hoa, ai phạm phép thì bắt tội. Lại từ bến đò đến các sở nhà thờ ở lăng và mả cũng đắp đường đi, để tiện việc đi lại xem thăm”.

Khoi kien cong ty Chuoi Gia Tri ve hanh vi xam pham thi the mo ma, hai cot
Bà con Nguyễn Phước tộc mong muốn giữ ngôi mộ của bà Tài Nhân tại vị trí đã bị san ủi

Từ trích dẫn đó, nhà báo Bùi Ngọc Long cho rằng, chủ thể ngôi mộ, thời nhà Nguyễn là thuộc triều đình quản lý, giao cho quan lại địa phương trông coi. Hiện nay, sau khi nhà nước tiếp quản, chủ thể của ngôi mội là nhà nước. Vì vậy, muốn di dời, nhà nước hoàn toàn có đủ thẩm quyền nhưng cần cân nhắc xem có cần thiết đánh đổi những giá trị di sản vì lợi ích trước mắt hay không? Sau này, lịch sử sẽ nghĩ gì về việc làm hôm nay?

“Muốn có cách ứng xử đúng thì phải nhìn nhận sự việc đúng bản chất. Mà muốn đánh giá dúng bản chất thì phải tổ chức hội thảo có sự tham gia của các nhà chuyên môn, các nhà sử học, đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc... để cùng thảo luận khách quan, đánh giá xem giá trị ngôi mộ đến đâu, có mối quan hệ như thế nào với tổng thể của di sản triều Nguyễn ở Huế. Sau khi xác định đúng bản chất sự việc mới có phương án xử lý đúng và thuyết phục dư luận”, nhà báo Bùi Ngọc Long đề xuất.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI