Cứu sống một bệnh nhân bị rắn hổ chúa cắn

13/09/2017 - 10:03

PNO - Trong lúc đến bản Xi, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) chơi, một người đàn ông 53 tuổi không may đã bị rắn hổ chúa cắn vào tay.

Ngày 13/9 bác sĩ Nguyễn Vĩnh Phú - Khoa hồi sức tích cựu Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị này vừa cứu sống một bệnh nhân (BN) bị rắn hổ chúa cắn. BN tên Nguyễn Kính (53 tuổi ngụ tại xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Cuu song mot benh nhan bi ran ho chua can
Bác sĩ Phú kiểm tra dấu vết rắn cắn sau hai ngày điều trị. Ảnh: Thuận Hóa

Theo lời kể của ông Kính vào khoảng 18h ngày 11/9, ông đến bản Xí, huyện Hướng Hóa thì bị rắn hổ chúa cắn vào tay và cơ thể ông lập tức có triệu chứng run rẩy, đầu choáng váng, tim đập nhanh. 

"Con rắn hổ chúa cắn vào tay tôi có trọng lượng gần 2kg, rất may vào thời điểm đó có đông người nên bà con đã kêu xe đến chở thẳng tôi vào Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị. Nếu đưa vào muộn e rằng tính mạng tôi không giữ được rồi", ông Kính kể

Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Phú thông tin, lúc mới nhập viện BN có triệu chứng nôn mửa, tim đập nhanh, rối loạn cảm giác, đau, tê ở khu vực bị rắn cắn. Rất may là BN đã được người nhà đưa vào viện kịp thời.

Hiện ông Kính đã nhận được các biện pháp điều trị đặc hiệu. Sức khỏe ổn định, vùng chi bị cắn chỉ còn xưng nề nhẹ, hoàn toàn không còn độc tố trong cơ thể.

Cuu song mot benh nhan bi ran ho chua can
Rắn hổ chúa cắn ở ngón tay thứ hai. Ảnh: Thuận Hóa

Bác sĩ Phú nhắc nhở khi bị rắn cắn, việc đầu tiên chúng ta phải băng, ép vùng bị rắn cắn sau đó nhanh chóng đưa BN đến các cơ sở y tế hặc chuyển đến các trung tâm y tế để sử dụng các biện pháp hồi sức tích cực.

"Không nên tốn thời gian vào các biện pháp sơ cứu tại chỗ ít hiệu quả như chích lấy máu độc hoặc hút... vì điều đó sẽ làm chậm thời gian để BN được tiếp cận các biện pháp điều trị đặc hiệu ở các cơ sở y tế tuyến trên", bác sĩ Phú phân tích.

Thuận Hóa 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI