Chống tham nhũng phải được đẩy mạnh hơn

29/12/2015 - 07:15

PNO - Ngày 28/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp Phiên thứ 9 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì.

Chong tham nhung phai duoc day manh hon
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thảo luận: Kết quả thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư - Trưởng ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ 8; kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, Tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay; Kết quả rà soát tổng thể các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội tại địa phương; tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016; Sơ kết 3 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo [...]

Theo đó, năm 2015 vừa qua, công tác phòng, chống tham nhũng được tiếp tục triển khai và thực hiện có chuyển biến tích cực đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Từ ngày 1/12/2014 - 30/11/2015, CQĐT các cấp đã khởi tố 216 vụ với 460 bị can, VKS nhân dân các cấp đã truy tố 266 vụ với 591 bị can, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 235 vụ với 531 bị cáo.

Kể từ phiên họp thứ 3 đến nay, Ban Chỉ đạo đã đưa 243 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, thành ủy chỉ đạo, xử lý. Đến nay đã có 63 vụ việc, vụ án giải quyết xong, số còn lại tiếp tục được theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc xử lý theo quy định của pháp luật.

Qua rà soát tổng thể các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội tại địa phương đã giúp đánh giá đúng thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền với công tác thanh tra kinh tế - xã hội và việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế; thực trạng tình hình và kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế; những khó khăn vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

Các cơ quan chức năng cũng kiến nghị chuyển các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế qua hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận về chương trình công tác trọng tâm năm 2016, tập trung vào chín nhóm giải pháp. Trong đó nhấn mạnh năm 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, do đó công tác phòng, chống tham nhũng cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt văn kiện Đại hội XII của Đảng, nhất là những nội dung liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, gắn với tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03 về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng; khẩn trương ban hành và thực hiện “Quy định về cơ chế chỉ đạo, định hướng và cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng cho báo chí; kịp thời khen thưởng, động viên và có biện pháp bảo vệ những cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện và đấu tranh với hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng; tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng...

Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác phòng, chống tham nhũng có nhiều khâu, nhiều việc phải làm, nhưng phải đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng quy định của pháp luật; phải gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng. Một trong những mục tiêu cơ bản của Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng chính là ngăn ngừa, phòng chống cho được tệ nạn hư hỏng, suy thoái, tham nhũng, lợi ích nhóm.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI