Bằng chứng Trung Quốc "thảm sát" sinh vật ngoài Biển Đông?

25/12/2015 - 11:13

PNO - Hàng loạt sinh vật từ to đến nhỏ ngoài Biển Đông chết bất thường là do ô nhiễm môi trường, Trung Quốc cải tạo đảo trái phép.

Đang ở mức báo động

Ngày 24/12, chia sẻ với Phunuonline, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Nguyên Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trong năm 2015, từ Bắc đến Nam của Việt Nam đều có hiện tượng các loài sinh vật trôi dạt vào bờ biển chết một cách bất thường. Bởi, ngoài đại dương có môi trường sống, nguồn thức ăn chắc chắn tốt hơn gần bờ nên không có lý do gì chúng lại phải tìm vào bờ để sinh tồn.

Những loài sinh vật được coi là "bá chủ" đại dương như cá voi, cá mập, cá mú... hay đến những loài nhỏ như nghêu, sò, ốc, hến, hải sâm cũng không thể chịu được sự ô nhiễm môi trường mà chết trôi dạt vào bờ biển. Như sáng ngày 18/12, một con cá mú nặng 70kg mắc vào lưới của ngư dân ở Q. Thanh Khê - TP. Đà Nẵng.

Người bắt được con cá này cho biết, việc đánh bắt được cá mú cỡ to như trên ở gần bờ là rất hiếm. Cá mú cỡ to chỉ sinh sống ở ngoài biển xa. Nhưng đây là lần thứ 2 ông bắt được con cá mú "khủng" trong năm 2015.

Bang chung Trung Quoc
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Nguyên Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật.

Không những vậy, cuối tháng 7/2015, người dân ở TP. Tam Kỳ, Quảng Nam cũng chứng kiến con cá voi nặng 300kg trôi dạt vào bờ biển trong thể trạng yếu ớt. Đầu tháng 6/2015, người dân ở huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An phát hiện một con cá mập có kích thước "khổng lồ" chết dạt vào bờ biển.

Theo đó, rạng sáng ngày 2/6, một số người dân trú tại xã Tiến Thủy rủ nhau ra khu vực bãi biển Hang Trâu để bắt ốc. Khi những người này đang đi trên bãi biển thì phát hiện một con cá mập có kích thước “khổng lồ”, hình thù “kỳ quái” đang mắc cạn tại đây và đã chết. Con cá có chiều dài khoảng 5m, đường kính đoạn to nhất khoảng 1m, ước tính trọng lượng khoảng 1.000kg.

Rồi đến tháng 9/2015, hàng tấn Hải sâm chết dạt vào bờ biển ở Phú Quốc (Kiên Giang), Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Tháng 3/2015, nghêu - sò - ốc - hến chết hàng loạt ở vùng biển Hà Tĩnh.

Nguyên nhân của hàng loạt hiện tượng này được ông Huỳnh cho rằng: "Do môi trường sống của chúng bị thay đổi, vấn đề ô nhiễm môi trường ở Biển Đông đang ở mức báo động. Mà ô nhiễm môi trường lại chính là do con người gây ra.

Hiện nay, các tàu thuyền lớn qua lại khiến một lượng lớn dầu thải ra. Đồng thời việc tàu lớn di chuyển làm cho các sinh vật sống ở biển có những tác động, từ đó các sinh vật có thể bị chết hoặc bị say để sóng đánh dạt vào bờ biển.

Việc kiểm soát về vấn đề ô nhiễm môi trường biển của Việt Nam cho đến nay vẫn còn lỏng lẻo. Từ cơ quan quản lý đến người dân đều cho rằng không quan trọng. Với những con vật thì nó hết sức nhạy cảm, vấn đề ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến cỏ biển, các rặng san hô, nơi cung cấp nguồn thức ăn của mọi loài sinh vật ở đại dương.

Các chương trình tuyên truyền của Nhà nước chỉ nói đến người dân phải trang bị phương tiện, điện lưới đánh sao cho được nhiều cá mà không nói gì đến ô nhiễm môi trường".

Bang chung Trung Quoc
Con cá mập dài hơn 5m trôi dạt vào vùng biển Nghệ An.

Rõ bằng chứng Trung Quốc đang gây "thảm sát"

PGS. TS Nguyễn Đình Hòe - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Tài nguyên & Môi trường Việt Nam cũng cho rằng, hàng loạt sinh vật biển chết bất thường trong năm 2015 chắc chắn có liên quan đến môi trường Biển Đông bị biến động.

"Năm nay có 2 loại biến động được xác định ảnh hưởng tới môi trường ngoài Biển Đông là hiện tượng Elnino và Trung Quốc thay đổi vô tội vạ hệ sinh thái ở ngoài quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thông qua các hành động cải tạo đảo trái phép.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI