Hải sâm chết dạt vào bờ: Không loại trừ do Trung Quốc xây đảo trái phép...

25/09/2015 - 14:21

PNO - Trung Quốc xây dựng hàng loạt đảo nổi ngoài Biển Đông ngoài vấn đề quân sự còn ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái, sinh vật biển của Việt Nam.

Nói về nguyên nhân hàng loạt hiện tượng “lạ” khi sinh vật biển trôi dạt vào bờ biển chết ở Việt Nam trong thời gian qua, ông Vũ Đình Đáp – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (thuộc Bộ NN&PTNT) nhận định chắc chắn không thể loại trừ những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua.

PV: - Giữa tháng 9/2015 khoảng 2 tấn hải sâm trôi dạt vào bờ biển Phú Quốc một cách bất thường. Cũng trong khoảng thời gian này, hải sâm liên tục trôi dạt vào bờ biển Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trước đó, tháng 3/2015 ở Hà Tĩnh cũng diên ra tình trạng nghêu, sò, ốc hến trôi dạt vào bờ biển chết hàng loạt.

Tất cả ngư dân ở vùng biển này đều khẳng định chưa bao giờ có hiện tượng “lạ” như thế. Theo ông, nguyên nhân là do đâu?

Ông Vũ Đình Đáp: - Hải sâm và nghêu, sò, ốc, hến đều là loài sống nhạy cảm ở dưới đáy đại dương, thường ngày ăn cỏ biển, chất hữu cơ, sinh vật phù du bồn bã dưới cát để sống. Thời gian qua, hải sản ở vùng biển của Việt Nam ngày càng khan hiếm. Khu vực gần bờ còn rất ít, ngư dân muốn đánh bắt phải đi ra xa bờ hơn.

Hai sam chet dat vao bo: Khong loai tru do Trung Quoc xay dao trai phep... 
Ông Vũ Đình Đáp – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (thuộc Bộ NN&PTNT).

Loài hải sâm sống chủ yếu dưới các rặng san hô, nếu rặng san hô thay đổi thì chắc chắn đời sống của san hô cũng phải thay đổi. Còn nghêu, sò… sống dưới những lớp cát nếu các lớp cát bị bào mòn thì buộc lòng nghêu, sò phải ngoi lên khỏi mặt nước và di chuyển đi nơi khác hoặc chết.

Hiện tượng sinh vật biển liên tục trôi dạt vào bờ biển, chết một cách bất thường chắc chắn là do ảnh hưởng bởi mội trường sống xảy đến từ hai nguyên nhân là thiên nhiên và con người.

Thứ nhất về mặt thiên nhiên: Xuất hiện mưa to, gió lớn, bão hay sóng thần… khiến sóng lớn đưa sinh vật dạt vào bờ. Nhưng trong thời gian vừa qua ở vùng biển Việt Nam không xuất hiện những hiện tượng thiên nhiên bất thường đủ mạnh đến mức khiến các sinh vật biển phải xô dạt vào bờ.

Thứ hai về mặt con người: Những tác động của người ở trong đất liền và ở cả ngoài đại dương đều ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật biển. Sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường của con người khiến nguồn nước ô nhiễm rồi đổ ra biển khiến vùng biển gần bờ cũng bị ô nhiễm theo.

Nhưng quan trọng nhất là những tác động của con người ở ngoài đại dương. Đây là yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái, đời sống của sinh vật biển gây ra những “hiện tượng lạ” trong thời gian vừa qua.

PV:- Có ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến hàng loạt hiện tượng lạ xảy ra ở các vùng biển của Việt Nam trong thời gian qua là do việc cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc ở ngoài Biển Đông. Ông bình luận gì về ý kiến này?

Ông Vũ Đình Đáp: - Suy luận này hoàn toàn có cơ sở. Tôi đã từng chứng kiến trực tiếp việc cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc ở những vùng này. Trung Quốc đang biến những bài chìm thành bãi nổi bằng việc hút cát từ đáy đại dường bồi đắp vào, số lượng cát dưới đáy đại dương bị Trung Quốc hút lên phục vụ cho việc cải tạo đảo có thể lên tới hàng chục hay hàng trăm triệu tấn.

Hai sam chet dat vao bo: Khong loai tru do Trung Quoc xay dao trai phep... 
Hải sâm trôi dạt vào bờ biển Phú Quốc - Kiên Giang vào hai ngày 18 - 19/9.

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc xáo trộn môi trường sống dưới đáy đại dương. Khu vực Trung Quốc hút cát sẽ tạo ra một hố trống nhất định và theo quán tính thì cát ở những nơi khác phải khỏa lấp vào chỗ trống đó. Chính điều này khiến cho môi trường sống thay đổi dẫn đến hệ sinh thái, đời sống của sinh vật biển cũng thay đổi theo.

Đó là chưa kể đến việc Trung Quốc cải tạo đảo trái phép ở Biển Đông còn vô tình gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực xây dựng, dẫn đến những hậu quả khó dự đoán trước.

PV: - Nếu nguyên nhân một phần lớn là do việc cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc ở ngoài Biển Đông thì tại sao sinh vật biển chỉ trôi dạt vào một số vùng biển chứ không phải là trải đều khắp Việt Nam?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI