50 năm ngày 32 dân công hỏa tuyến hy sinh - nụ cười thay nước mắt

03/07/2018 - 14:19

PNO - Sáng 3/7, lễ kỷ niệm 50 năm ngày hy sinh của 32 dân công hỏa tuyến tại Vĩnh Lộc năm Mậu Thân 1968 được tổ chức long trọng. Lớp trẻ của quê hương Bình Chánh luôn biết ơn, tự hào về thế hệ đi trước.

Lễ kỷ niệm được tổ chức long trọng với sự tham gia của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thiếu tướng Phan Tấn Tài, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Đà, Nguyễn Thị Khỏi,... tại Khu di tích Dân công hỏa tuyến Mậu Thân 1968 (đường Dân Công Hỏa Tuyến, Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Những ngày tháng oai hùng ấy, nam, nữ dân công hỏa tuyến đều chỉ mới đôi mươi, sáng ra đồng tăng gia sản xuất, chiều gọi nhau phục vụ chiến đấu. Mỗi khi có trận đánh, các đoàn dân công luân phiên nhau phục vụ tải đạn, lương thực cho bộ đội, mỗi đoàn khoảng 50 - 60 người, có du kích dẫn đường.

50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thiếu tướng Phan Tấn Tài cùng lãnh đạo huyện Bình Chánh tham dự lễ kỷ niệm.

Vào đêm 15/6/1968, 32 dân công hỏa tuyến của quê hương Vĩnh Lộc – Bình Chánh đã anh dũng ngã xuống trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 khi đang chuyển thương binh về nơi an toàn.

Ôn lại kỷ niệm năm xưa, bà Nguyễn Thị Khỏi (74 tuổi, một trong những người may mắn sống sót) không thể quên lần bị phục kích, trực thăng điên cuồng truy quét, đồng đội của bà chỉ mới hơn 15 tuổi đã gồng người hứng chịu bom đạn.

“Xong loạt đạn đầu, tôi nghe ai đó hô to “chạy, chạy đi”, cố gắng đứng lên tôi thấy Để vùng chạy, không ngờ Để bị trực thăng phát hiện. Để chạy ngược lại với hướng tôi nằm, một mình hứng chịu làn đạn. Để hy sinh cho tôi được sống”, bà Khỏi kể.

50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
 
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Đà, cùng lãnh đạo huyện Bình Chánh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ 32 dân công hỏa tuyến, bày tỏ niềm kính trọng đối với những đóng góp máu xương của các anh hùng liệt sĩ cho thành phố và đất nước.

Lắng nghe chia sẻ của bà Khỏi, của người cha, người mẹ các liệt sĩ đã hy sinh, chị Châu Nguyễn Thanh Thảo, thư ký Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh xúc động: “Có người nói với tôi rằng chiến tranh đã đi qua, thế nhưng sao mỗi năm một lần vào các ngày lễ, thanh niên chúng tôi lại khơi lên nỗi đau trong quá khứ về những ký ức không mấy tốt đẹp.

Không, việc thế hệ trẻ chúng tôi đã, đang và sẽ làm là tôn vinh những giá trị lịch sử anh hùng, về những điều mà cha ông ta đã hy sinh. Thế hệ con cháu chúng ta phải luôn biết ơn, tự hào mà ra sức giữ gìn và bảo vệ đất nước, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.

Như nơi đây, nơi mà 32 cô chú dân công hỏa tuyến đã cống hiến cả ước mơ, hoài bão, cả tuổi xuân của mình cho đất nước đã mọc lên nhà cửa khang trang, bao quanh bởi những cánh đồng xanh mướt, nhưng sự hy sinh oanh liệt ấy sẽ không bao giờ phai mờ trong mỗi thế hệ”.

50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Thế hệ trẻ thắp hương tưởng nhớ
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
 
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Khỏi cùng các nữ dân công hỏa tuyến 50 năm trước ôn lại ký ức hào hùng.
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
 
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Ông Trần Phú Lữ, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh tặng hoa, quà đến các bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
 
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Gia đình của 32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc được mời đến tham dự lễ kỷ niệm.
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Tri ân các dân công hỏa tuyến ngày xưa
50 nam ngay 32 dan cong hoa tuyen hy sinh - nu cuoi thay nuoc mat
Để thế hệ mai sau ghi nhớ, biết ơn và phát huy truyền thống của dân tộc, huyện Bình Chánh đã tổ chức cuộc thi viết về sự kiện 32 dân công hỏa tuyến từ trường học đến các ban ngành.

Ngày nay, Khu di tích Dân công hỏa tuyến tọa lạc tại ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh được UBND TP.HCM công nhận là khu di tích lịch sử cấp TP. Khu di tích cũng là bản hùng ca về hình ảnh các cô gái vùng ven Sài Gòn đi dân công phục vụ chiến trường; là nơi lưu giữ những tấm gương sáng ngời của thanh niên vùng ven TP trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng cách mạng để mang lại hòa bình trọn vẹn cho dân tộc.

32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc Xuân Mậu Thân 1968 ra đi là sự hy sinh mất mát quá lớn, nhưng trong tâm khảm người dân Bình Chánh, họ vẫn bất tử. Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng sự kiện “Đêm trắng Vĩnh Lộc” vẫn mãi là trang sử oanh liệt của Vĩnh Lộc – Bình Chánh anh hùng. 

Phạm An - Minh Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI