Thực phẩm bẩn đe dọa mâm cơm tết

15/01/2016 - 11:46

PNO - Nghiều vụ vận chuyển, buôn bán thực phẩm bẩn với số lượng và tần suất dày đặc những ngày cuối năm khiến không ít người bất an với mâm cơm ngày tết.

Trao đổi về tình hình kiểm soát thực phẩm bẩn trong những ngày giáp tết lãnh đạo một số dơn vị cho hay tình hình khá phức tạp.

Ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP. HCM: Vướng víu thẩm quyền, mức phạt lại quá nhẹ

PV: Thưa ông, vì sao cơ quan thú y lại không thể xử lý được các vụ thịt bẩn?

Ông Huỳnh Tấn Phát: Mặt hàng vú heo giả vú dê có thể là sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ lớn nhất hiện nay. Trong vòng một tháng qua đã phát hiện tới ba vụ vận chuyển, kinh doanh vú heo đưa từ Trung Quốc về với tổng số lượng lên đến hơn bốn tấn.

Thông tin bằng tiếng Trung Quốc trên những thùng xốp chứa sản phẩm này cho thấy, vú heo có nguồn gốc từ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) nhập lậu về Việt Nam qua quãng đường dài, lại không phải bằng xe lạnh chuyên dụng nhưng không hư hỏng, chứng tỏ đã được tẩm ướp những loại hóa chất độc hại.

Một sản phẩm khác là thịt trâu đông lạnh giả thịt bò nhập khẩu từ Ấn Độ. Một số vụ phát hiện gần đây cho thấy thịt trâu đã được nhúng trong sunfit - loại chất cấm sử dụng bảo quản thịt, để giúp thịt đỏ tươi như thịt bò. Ngoài ra, những mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh trong dịp tết như giò, chả, bò viên… cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe người dùng do nhiều người gian lận bằng cách sử dụng nguyên liệu là thịt gà có giá thành rẻ để là m giả.

Cơ quan thú y khó xử lý những trường hợp này vì thuộc lĩnh vực quản lý hàng giả, hàng gian của quản lý thị trường. Thú y chỉ có thể kiểm soát đầu vào các sản phẩm này và cũng chỉ với các cơ sở có đăng ký kinh doanh, trong khi hầu hết các đầu mối kinh doanh gian dối lại không đăng ký kinh doanh.

* Rất nhiều vụ chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn bị phát hiện tập trung tại Q.Bình Tân và H.Bình Chánh, nhưng cơ quan chức năng vẫn không ngăn chặn triệt để, phải chăng có sự “làm ngơ”?

- Các điểm sản xuất này thuộc những địa bàn giáp ranh với nhiều địa phương khác nhau, địa hình phức tạp nên các đối tượng gian lận dễ dàng tẩu tán hàng. Thêm nữa khu vực này tập trung nhiều người lao động từ các tỉnh thành khác nhau, đối tượng làm ăn gian dối thường không đăng ký giấy phép kinh doanh, tự thu gom nguyên liệu không rõ nguồn gốc về chế biến, bán ra thị trường nên việc kiểm soát rất khó. Để phát hiện những cơ sở này, các cán bộ thú y phải đi trinh sát, theo dõi hoạt động của cơ sở rồi phối hợp với các đội liên ngành để bắt quả tang và xử lý.

Trong khi đó , ngoài nhiệm vụ ngăn chặn các vụ vận chuyển, kinh doanh sản phẩm động vật trái phép, chúng tôi còn có nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh… Lực lượng cán bộ trong ngành khó có thể giám sát được tới từng hộ kinh doanh buôn bán, nhất là những cơ sở hoạt động trái phép.

Trách nhiệm kiểm soát những cơ sở này một phần thuộc về chính quyền địa phương. Chúng tôi rất cần đến sự hỗ trợ của địa phương, trực tiếp là tổ dân phố, công an khu vực… Lực lượng này có thẩm quyền kiể m tra để biết được bất cứ hoạt động trái phép nào, nhất là với những người đến từ địa phương khác.

Thuc pham ban de doa mam com tet
Mỡ bẩn của một cơ sở sản xuất tại huyện Bình Chánh bị cơ quan chức năng phát hiện - Ảnh: Hoàng Lộc

* Có phải mức xử phạt không nghiêm khiến tình trạng vận chuyển, kinh doanh thực phẩm bẩn không hề giảm?

- Bất cứ trường hợp sai phạm nào bị phát hiện, chúng tôi đều áp dụng các mức xử phạt theo đúng quy định. Nhiều lô hàng vi phạm bị bắt buộc tiêu hủy, chi phí tiêu hủy chủ hàng phải chịu; mức xử phạt “đánh” vào tài chính của các đối tượng vi phạm.

Điển hình ngày 3/12/2015 vừa rồi, phát hiện các đối tượng vận chuyển 111 con heo bị bệnh lở mồm long móng từ Tiền Giang về An Hạ (H.Củ Chi) và Phước Kiển (H.Nhà Bè) giết mổ, chúng tôi bắt buộc tiêu hủy toàn bộ số heo. Chủ hàng vừa chịu mức phạt hơn 120 triệu đồng, cộng với thiệt hại lô heo lên đến gần 600 triệu đồng là không hề nhẹ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI