Hạ tầng kích giá bất động sản Củ Chi

11/09/2019 - 15:30

PNO - Quỹ đất dồi dào kết hợp với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông chuẩn bị đầu tư khiến khu đô thị Tây Bắc đứng trước cơ hội trở thành Phú Mỹ Hưng thứ hai của TP.HCM.

Cú hích hạ tầng

UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lý, vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Dự án có điểm đầu tại nút giao đường Vành đai 3 với Tỉnh lộ 15, điểm cuối tại Quốc lộ 22 thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài. 

Ngoài ra, dự án hầm chui nút giao thông An Sương trên Quốc lộ 22 kết nối huyện Củ Chi với Tây Ninh khi hoàn thiện đã giảm tải được nhiều áp lực giao thông cho khu vực này.

Thêm vào đó, tuyến đường vành đai 3 kết nối bốn tỉnh thành Long An, Bình Dương, TP.HCM và Đồng Nai, đã được gấp rút thi công từ tháng 4/2018 với chức năng phân luồng từ xa, giúp kéo giảm ùn tắc xuyên tâm nội đô.

Đáng chú ý, đoạn tuyến thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đi qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn để kết nối vào huyện Bến Lức, Long An dài gần 48km được Bộ GTVT chú trọng, gấp rút đầu tư. Đây là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối tám tỉnh trọng điểm phía Nam.

Nhìn tổng thể, việc đầu tư đồng bộ, quy hoạch hợp lý cùng với sự khởi động của các tuyến đường đô thị đã dần xóa đi bộ mặt hạ tầng vốn đã có lúc “hụt hơi” ở một cửa ngõ kinh tế giàu triển vọng của TP.HCM.

Giá tăng, nhà đầu tư đua nhau đổ về

Vừa qua, một tập đoàn bất động sản lớn ở Việt Nam đã mua 97,7% vốn góp trong Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam (BVIUT) từ các đối tác Malaysia với tổng giá chuyển nhượng là 11,748 tỷ đồng (khoảng hơn 500 triệu USD). Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng dự án sẽ tái khởi động mạnh mẽ trong thời gian tới tạo sinh khí mới cho khu vực này.

Ngoài ra, dự án Đại lộ ven sông do Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (thuộc Tập đoàn Tuần Châu) cũng đã được TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT bổ sung vào quy hoạch đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh). Tuyến đại lộ này được kỳ vọng sẽ kết nối nối trung tâm TP.HCM từ bến Bạch Đằng (Q.1) với các quận, huyện phía Tây như: Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, Gò Vấp.  

Cú hích hạ tầng đã khiến giá bất động sản tại Củ Chi liên tục tăng trong thời gian vừa qua, đặc biệt đối với các dự án hoàn thiện về pháp lý, hạ tầng đầu tư bài bản. Điển hình dự án khu dân cư TVC Trần Văn Chẩm có tổng diện tích khoảng 25.000m2. Mật độ giao thông, cây xanh và các tiện ích khác chiếm gần 50% diện tích. Mỗi lô đất từ 80 đến 170m2. Hiện nay, 30% diện tích dự án đã ra sổ từng lô, 70% còn lại đang thi công hạ tầng kỹ thuật và chuẩn bị tiếp tục ra sổ cho khách hàng vào quý 1/2020. Đặc biệt, khách hàng chỉ cần thanh toán 40% giá trị hợp đồng sẽ được nhận nền.

Ha tang kich gia bat dong san Cu Chi
Củ Chi là vùng đất cao ráo thuận lợi cho phát triển đô thị.

Theo các chuyên gia bất động sản, giá đất khu vực trung tâm thị trấn Củ Chi còn thấp so với mặt bằng chung tại các quận, huyện của TP.HCM, được xem là vùng trũng giá đất trong thành phố. Mức giá này về biên độ tăng giá được nhận định là còn tốt so với các khu vực khác.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng, để thành phố phát triển bền vững thì nên điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo về vùng đất cao của thành phố. Bên cạnh đó, cần chuyển đổi khoảng 1/3 quỹ đất nông nghiệp của thành phố thành đất công nghiệp, dịch vụ, đô thị sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế và thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Hùng Phong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI